Tim Mạch

Thưa BS! Tôi là nam giới, 54 tuổi. Năm 2008 đã chụp ĐMV cản quang bằng ống thông, kết quả âm tính. Từ đó đến nay tôi điều trị HA và mỡ máu liên tục và có kết quả tốt; liên tục kiểm tra tim mạch bằng các xét nghiệm: Siêu âm tim dopler, siêu âm tim gắng gắng sức Dobutamine, đo điện tâm đồ thường và điện tâm đồ gắng sức. Nhưng chưa thấy dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thỉnh thoảng tôi hay bị hiện tượng: Hơi đau bên ngực trái (phía bên trái hơi chếch lên trên núm vú) kèm theo hơi tức ngực, có vẻ như khó thở và kèm theo hơi lo âu, hoảng hốt. Thường hay bị vào buổi chiều tối sau khi ăn cơm chiều xong. Hiện nay tôi đang muốn chụp mạch vành bằng máy CT cắt lớp (64 lát). Nhưng có BS lại khuyên tôi không nên chụp vì chụp bằng phương pháp này có hại, thậm chí có thể gây ung thư về sau. Xin hỏi BS: - Có đúng là chụp CT cắt lớp có hại đến mức đó không? - Chụp mạch vành bằng máy CT cắt lớp (64 lát) thì độ chính xác phát hiện xơ vữa mạch vành đạt bao nhiêu %? - CT cắt lớp (256 lát) thì độ chính xác phát hiện xơ vữa mạch vành đạt bao nhiêu %? Cảm ơn bác sỹ!

Văn Văn

(2016/06/17 23:09)

Chào bạn!
Bạn đã được bác sỹ tư vấn về chụp CT, sao bạn vẫn hỏi. Bạn nên tin tưởng bác sỹ khám cho mình. Chụp CT có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do bức xạ phát ra. Vì vậy, nếu có biện pháp khác xác định được bệnh mà không cần thiết phải chụp CT thì bạn nên sử dụng. Bác sỹ khám cho bạn sẽ tư vấn cho bạn việc lựa chon hay không bởi đôi khi để phát hiện bệnh chúng ta cần cân nahwcs giữa nguy cơ mà lợi ích. Chưa có số liệu chính xác về % xác định xơ vữa đông mạch theo số lát căt. Nhưng Chụp CT 64 lát là phương pháp chẩn đoán khá chính xác bệnh xơ vữa động mạch. Độ dày lát cắt có vai trò rất quan trọng, lát cắt càng mỏng, càng sát gần nhau thì hình ảnh lấy được càng nhiều, tầm soát càng hiệu quả, không bỏ sót tổn thương. Vì vậy chụp CT 256 lát sẽ phát hiện bệnh tốt hơn chụp CT 64 lát. Tốt nhất bạn hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sỹ khám cho bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan