Thần Kinh

Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 24 tuổi.Bé mới sinh được 5 tháng. Sau sinh được 2 ngày bé có biểu hiện co giật. sau các xét nghiệm máu, đo điện não, MRI ......thì con tôi được kết luận là động kinh cục bộ đa ổ. Nguyên nhân thì vẫn chưa tìm ra. Sau 1 lần đọc báo: khi phụ nữ mang thai mà bị nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma thì khả năng con bị dị tật (động kinh) có thể xảy ra. Trong quá trình mang thai tôi có tiếp xúc với thịt sống ( cả chạm tay và ăn (món nem tái)), không tiếp xúc mèo. Tôi có bị cảm cúm (dù đã chích phòng Cúm).Tôi muốn hỏi: 1: Với mẹ: khi mang thai tôi đã làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, ....thì liệu có phát hiện ra là tôi bị nhiễm Toxoplasma không. Vì tôi sợ có thể tôi bị nhiễm và lây qua con nhưng xét nghiệm lại ko thấy được. 2: Với con: Trong quá trình tìm nguyên nhân con bị co giật, con tôi đã được làm đầy đủ các xét nghiệm về máu, điện não, siêu âm thóp.... thì có thể phát hiện con bị nhiễm ký sinh trùng trên không? Tôi hỏi như vậy để biết liệu có phải vì lý do nhiễm kí sinh trùng trên mà con tôi bị bệnh đó không? Và liệu các xét nghiệm kia có cho biết được con tôi bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma hay không? - Nếu không thể phát hiện được thì tôi cần làm gì? Tới bệnh viện, tới khoa nào để làm các xét nghiệm xem con tôi có bị nhiễm ký sinh trùng này không? - Giả sử con tôi bị bệnh này là do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma thì hướng điều trị sẽ như thế nào và con có khỏi bệnh động kinh được không ạ? Xin chân thành cảm ơn!

Lê Hoàng Trúc

(2016/05/23 12:19)

Chào bạn!
Theo thông tin bạn mô tả, bé đã được chẩn đoán động kinh và nguyên nhân chưa tìm ra. Bệnh Toxoplasma do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây nên, lây truyền từ người mẹ là nguyên nhân của bệnh Toxoplasma bẩm sinh. Bệnh cấp tính ở người có hệ miễn dịch bình thường: Khoảng 80 - 90% bệnh nhân không có triệu chứng. Nếu có sẽ nổi hạch cổ, kín đáo, không đau, đường kính < 3 cm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức cơ, đau họng, đau bụng. Có thể bị viêm màng mạch - võng mạc. Bệnh cấp tính ở người suy giảm miễn dịch nhưng không mắc AIDS: Bệnh có thể là mới mắc hoặc là bệnh cũ nay bị tái kích hoạt. 50% bệnh nhân có triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm não-màng não, khối u), liệt nhẹ nửa người, động kinh, thay đổi tâm thần, rối loạn thị giác, viêm cơ tim, viêm phổi khu trú. Bệnh Toxoplasma bẩm sinh: Có tam chứng kinh điển: viêm màng mạch - võng mạc, tràn dịch não và vôi hoá trong sọ. Bệnh sẽ rất nặng nếu người mẹ bị nhiễm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khoảng 67% bệnh nhân không có triệu chứng, 15% bị viêm màng mạch - võng mạc, 10% bị vôi hoá trong sọ, tăng tế bào lympho và protein trong dịch não tủy, khi sinh ra bị thiếu máu, giảm tiểu cầu, vàng da, đầu nhỏ. Nếu sống sót, có thể bị chậm phát triển tâm thần, động kinh, tổn thương thị giác, người co cứng và các di chứng thần kinh khác. Các cách chẩn đoán theo cận lâm sàng: Toxoplasma gondii có thể được phân lập từ nuôi cấy các dịch cơ thể, phản ứng PCR phát hiện DNA của Toxoplasma gondii có thể chẩn đoán bệnh. Trẻ em khi nghi ngờ bị bệnh Toxoplasma bẩm sinh phải được thử IgM và IgA- capture EIA. Phát hiện kháng thể IgA đặc hiệu vớiToxoplasma là nhạy hơn phát hiện IgM ở trẻ bị Toxoplasma bẩm sinh. Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT não thấy nhiều thương tổn có đường viền đậm và giảm âm (hypodense ring-enhancing lesions) ở vùng tiếp nối vỏ-tủy não trong 70-80% bệnh nhân AIDS bị bệnh Toxoplasma ở não. Chụp MRI có độ nhạy cao hơn chụp CT. Cả 2 phương pháp này còn giúp đánh giá hiệu quả điều trị (thương tổn giảm hay biến mất). Bạn nên đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm trên, có thể phát hiện bạn hay con có bị nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma gondii hay không. Nếu nhiễm, bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất theo tình hình sức khỏe của bé cũng như của bạn.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan