Thần Kinh

chào bác sĩ, em là nữ năm nay em 37 tuổi. năm 2015, khi phát hiện phía dưới màng tai bên phải có nổi những cục hạch kích thước khoảng 3-5 mm có lúc rất đau, em có vào bệnh viện ung bướu thành phố HCM khám bệnh, bác sĩ kiểm tra và kết luận em bị hạch viêm và bán thuốc về uống trong vòng 2 tuần. sau đó vào tái khám và uống thuốc thêm 2 tuần nữa. sau 1 tháng điều trị, không thấy triệu chứng thuyên giảm mà có dấu hiệu các hạch lớn dần lên nên em lại tiếp tục vào tái khám, bác si ở đây cũng kết luận như trên và bán thuốc về uống 2 tuần và hẹn tái khám sau 2 tuần nhưng em thấy rất lo. xin bác sĩ cho em biết triệu chứng trên có phải bệnh viêm hạch không và phải điều trị như thế nào? em cảm ơn bác sĩ nhiều!

nguyễn thị lan

(2016/04/05 22:07)

Chào bạn,
Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Viêm hạch chiếm gần một nửa trong tổng số ca viêm nhiễm quanh xương hàm. Nguyên nhân gây viêm hạch mang tai là nhiễm khuẩn răng miệng hoặc viêm tai, da, nhiễm virus. Hạch cứng, di động, sau đó viêm quanh hạch. Chứng viêm hạch trong mang tai (giả viêm tuyến mang tai) có biểu hiện: sưng vùng tuyến mang tai, đau tự phát và khi sờ thấy giới hạn không rõ ràng, nước bọt tiết bình thường. Ở giai đoạn làm mủ, mủ lan tỏa ra cả vùng tuyến mang tai làm thành áp xe vùng mang tai. Về điều trị, cần chống viêm toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng đối với trường hợp viêm hạch cấp. Nếu có mủ, phải rạch dẫn lưu mủ phối hợp với kháng sinh.
Muốn chẩn đoán chính xác hạch viêm hay do các nguyên nhân khác cần dựa vào siêu âm chọc hạch và sinh thiết hạch. Bạn đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì không nên quá lo lắng, nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng liều, không tự ý bỏ thuốc và đi tái khám sau khi sử dụng hết thuốc.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan