Cơ Xương Khớp

Mẹ tôi năm nay 54 tuổi. 2 tháng trước bị đứt gân ngón út và áp út, đã đi viện nối gân. Hiện tại đã lành. Nhưng đi lại vẫn bị đau, xờ vào còn cảm giác tê tê. Khi đi lại nhiều hay thả chân dốc xuống thì bàn chân bị thâm và phù. Tôi muốn hỏi các triệu chứng đó có nguy hiểm không. Có cách nào kiểm tra không? Tôi xin cảm ơn.

Huy

(2016/02/24 22:24)

Chào bạn,
Quá trình sau mổ tái tạo gân phải bất động 4 - 6 tuần để gân lành. Sau đó là quá trình tập vật lí trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Cho đến 3 tháng sau thì có thể xem như gân lành. Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm từ tuần lễ thứ 4 - 6 trở đi. Gân, cơ, khớp và dây chằng là những bộ phận thiết yếu của bộ máy vận động. Do đặc điểm chia thành sợi, thành thớ chạy theo chiều dọc nên khâu gân là rất khó. Lại do gân rất ít có mạch máu nuôi dưỡng nên gân rất dễ hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động cần sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế, những vùng hay có gân nhiều như bàn tay, bàn chân, bạn sẽ thấy hiện tượng di chứng hay gặp sau phẫu thuật là tay co quắp hoặc chân vẹo cứng là điều dễ để tìm ra. Nhưng việc phục hồi vận động cho gân lại không hề dễ, vì nó vấp phải một sự mâu thuẫn nội tại. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi. Mẹ của bạn chỉ mới nối gân 2 tháng, trong giai đoạn này cũng tránh hoạt động quá sớm, tốt nhất là hoạt động nhẹ nhàng,để định hướng lực, để tránh trường hợp gân bị toác.
Thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
Cho em hoi em bi benh đau co nang đai vai thi em dieu tri bang cach nao

le trung hieu

(2015/10/08 17:15)