Máu - Hệ Tạo Máu

bác sĩ cho hỏi, cách đây 1 tuần, em có đi khám bệnh do nổi nốt đỏ khắp người, bác sĩ ở đó cho khi xét nghiệm máu. kết quả xét nghiệm bình thường nhưng chỉ số Bạch cầu là 2,98 nên hơi thấp, và bác sĩ cũng không nói gì về việc đó. chuẩn đoán em bị "sẩn ngứa khác" và cho đơn thuốc. em về uống thì các nốt mất đi, nhưng trong 1 lần ngủ trưa thì tự nhiên chảy máu cam, nó tự cầm được. rồi dạo gần đây lại đau nhức khắp người như tay chân, vai, mặt, lưng, gáy... vậy cho e hỏi là những triệu chứng trên có liên quan tới việc bạch cầu ít hay không? hay là do nguyên nhân khác, và việc giảm bạch cầu như thế có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? em cảm ơn ạ.

Lê Đình Sơn

(2015/12/12 07:53)

Chào bạn!
Để đánh giá về số lượng bạch cầu trong máu cần dựa vào xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Hầu hết những người bình thường có số lượng bạch cầu trong máu từ khoảng 4 – 10 G/l (1G đọc là 1 Giga tương đương với 109 tế bào bạch cầu còn l: lít). Nếu số lượng bạch cầu trên 10 G/l được coi là tăng số lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu tăng thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm trùng. Nếu số lượng bạch cầu dưới 4 G/l được coi là giảm số lượng bạch cầu. Bệnh giảm số lượng bạch cầu có thể gặp trong một số bệnh như: bệnh suy tủy xương, có thể kèm với giảm số lượng các dòng tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu; bệnh ung thư máu, số lượng bạch cầu có thể giảm trong các bệnh nhiễm trùng nặng, hệ miễn dịch bị ức chế hoặc tình trạng giảm bạch cầu có thể xảy ra sau khi điều trị thuốc ức chế miễn dịch, điều trị tia xạ, hóa chất trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, có một tỉ lệ rất nhỏ có số lượng bạch cầu dưới 4 G/l hoặc trên 10 G/l lại là hoàn toàn bình thường.\nTriệu chứng chảy máu mũi hoàn toàn không thể xem nhẹ. Chảy máu mũi có thể xảy ra khi thời tiết quá hanh khô làm cho niêm mạc mũi bị nứt nẻ gây chảy máu và thường tự cầm sau khi nằm nghỉ ngơi hoặc có thể do động tác ngoáy mũi thô bạo hoặc do chấn thương vùng mũi. Tuy nhiên, nếu chảy máu mũi xuất hiện tự nhiên, không liên quan đến chấn thương hay thời tiết hanh khô thì có thể do một số bệnh như: thành mạch yếu, kém bền vững hoặc các bệnh có giảm số lượng tiểu cầu trong máu như: bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh về máu,…Tiểu cầu là thành phần quan trọng không thể thiếu tham gia vào quá trình đông cầm máu của cơ thể.\nThành mạch máu kém bền vững có thể gây chảy máu cam tự nhiên hoặc có thể gây xuất huyết dưới da khi bị tì đè mạnh. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu vitamin C. Khi đó, cần bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả chua, có thể uống thêm vitamin C nhưng chỉ nên uống từ 1 – 2 viên một ngày, không nên uống quá nhiều và kéo dài.\nTrong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, thường là vô căn, có thể có chảy máu mũi, ngoài ra còn có chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da dạng chấm nốt rải rác toàn thân là triệu chứng đặc trưng của bệnh, nếu tiểu cầu giảm nặng có thể có xuất huyết tiêu hóa biểu hiện là đi ngoài phân đen như bã café. \nTrong bệnh sốt xuất huyết cũng có hiện tượng giảm số lượng tiểu cầu nên ngoài chảy máu mũi còn có thể có các triệu chứng chảy máu như trên. Bệnh do virus gây nên và triệu chứng xuất huyết đi kèm với sốt cao 39 – 40 độ, người mệt mỏi.\nCác bệnh về máu có triệu chứng xuất huyết như: ung thư máu, suy tủy xương,…Trong máu có nhiều dòng tế bào khác nhau, ngoài dòng bạch cầu còn có dòng hồng cầu, tiểu cầu,…Khi bị ung thư máu, có sự phát triển mạnh mẽ không kiểm soát được của một dòng tế bào máu nên sẽ ức chế các dòng tế bào máu khác, làm giảm sinh các dòng tế bào đó trong máu nên khi xét nghiệm tế bào máu thấy tăng vọt số lượng một dòng và giảm số lượng của một hay nhiều dòng khác. \nTủy xương là nơi sản sinh ra các dòng tế bào máu. Nếu tủy xương bị suy, các dòng tế bào máu giảm sinh nên khi xét nghiệm tế bào máu thấy giảm đồng bộ số lượng tế bào máu các dòng trong đó có giảm số lượng tiểu cầu nên bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết.\nTrường hợp mà bạn hỏi, vừa có giảm số lượng bạch cầu trong máu vừa có chảy máu mũi cần phải đi khám để tìm nguyên nhân, để kiểm tra xem có bệnh lý của tủy xương, bệnh về máu hay không. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau.
Chúc bạn khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan