Tai Mũi Họng

em vừa đi chữa viêm họng mãn tính bằng phương pháp ép lạnh ở bệnh viện 103 về nhưng bây giờ không thở được bằng mũi. Xin hỏi Bác sĩ là tại sao và bác sĩ tư vấn giúp làm cách nào để có thể thở được bằng mũi. Em xin cảm ơn!

Nguyễn Hữu Giang

(2015/12/08 20:25)

Chào bạn,
Việc đốt lạnh đối với viêm họng hạt chỉ giải quyết trước mắt các hạt to, họng vẫn bị kích thích và sau đó lại tái phát. Không rõ trước khi đốt lạnh bạn có vấn đề gì tại mũi khôg. Tình trạng ngạt mũi của bạn hiện nay thế nào, ngạt một bên hay cả 2 bên, có đau không, có đàm hay hắc hơi thường xuyên không? Nếu có thì nghi ngờ là viêm mũi xoang do trước đây bạn bị viêm họng mạn việc tái phát thường xuyên lây sang mũi.
Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Thường xuyên mở cửa sở giúp thoáng khí
Giữ cho không khí lưu thông sẽ giúp tránh mắc các bệnh đường hô hấp. Đây cũng là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh viêm họng mãn tính.
Chú ý vệ sinh khoang miệng
Chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Sáng tối đều súc miệng nước muối, sau đó uống 1 ly nước muối nhạt để làm sạch và bôi trơn cho cổ họng, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Chú ý giữ ấm, phòng bệnh mũi họng
Viêm họng mãn tính có quan hệ với việc giữ ấm mũi họng và toàn thân. Do đó, không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh khi ngủ, sau khi tắm gội cần lập tức sấy hoặc lau khô. Ngày lạnh sáng sớm khi ra ngoài cần mang khẩu trang, để tránh mũi họng không phải chịu kích thích của không khí khô lạnh.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Chủ yếu ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.
- Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, các, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…
- Uống nhiều nước, không nên uống các thức uống quá đặc.
- Kỵ hút thuốc, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
Dùng thuốc, bạn nên dùng thảo dược để phòng ngừa tái phát, bạn có thể dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh là phù hợp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan