Cơ Xương Khớp

thưa bác sĩ.Em 21t. Em bị gãy xéo thân xương ngón út bàn chân trái không bị di lệch xương. Em có 1 số thắc mắc sau.Mong bác sĩ giải đáp giúp em: 1. Bị như vậy thì bó bột bao lâu là liền xương tháo bột được ạ 2.sau khi bó bột được 2 tuần thì em hay có cảm giác có gì chạy qua chạy lại ở khu vực ổ gãy xương và da cơ ở ngón út cứ liên tục giãn nở co giãn như có gì sắp nổ trong đó vậy nhưng khi nằm đưa thẳng chân lên trời thì nó giảm dần.Mặc dù em vẫn thường xuyên kê cao ,xoa bóp cử động ngón chân khác nhưng vẫn bị. Triệu chứng trên là do máu không lưu thông tốt hay là ngoài gãy xương cháu bị tổn thương cả phần cơ ạ ( trước khi bó bột cháu thường xuyên chườm đá nên đã hết xưng ở bàn chân và không bị đau nữa). Nếu là do máu không lưu thông tốt thì như vậy có làm quá trình liền xương chậm lại không ạ. 3. Cháu bó bằng bột Phil-cast lên tới gần đầu gối như vậy sau 2 tuần thì có thể bỏ nạng đi lại trên bột được không ạ. 4.hiện tại sau 4 tuần thì cháu bị teo cơ bắp chân khá nhiều mặc dù đã xoa bóp thường xuyên nên có cách gì hạn chế teo cơ và sau khi tháo bột nó có to trở lại được không ạ.nếu không thì có bài tập gì để nó trở lại bình thường không ạ.

lê minh qúy

(2015/11/01 15:42)

chào em,
Chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc cho em như sau:
1. Em bị gãy xéo thân xương ngón út, trường hợp này rất dễ bị lệch, em cần phải cẩn thận, nếu như có các dấu hiệu sưng đau, em cần phải đến bệnh viện ngay, trường hợp xương phát triển bình thường thì khoảng 5-6 tuần em có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tháo bột em nhé!
2. Trường hợp em bó bột lên tới gối thì việc không lưu thông máu rất dễ xảy ra, để tránh tình trạng teo cơ thì em nên xoa bóp chân thường xuyên em nhé, khi máu không lưu thông tốt cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục xương của em.
3. TRường hợp bị gãy như thế, em không nên bỏ nạn và đi trên bột, vì bất kì những hoạt động mạnh nào cũng sẽ ảnh hưởng đến vị trí gãy của xương.
4. Việc cố định, bất động chỗ bị thương càng lâu thì nguy cơ bị teo cơ càng lớn. Trong khi thực tế, dù xương bị gãy đang bó bột thì sau khoảng một tuần đã nên vận động nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng, chỉ sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã bắt đầu diễn ra. Khi đã bị teo cơ thì người bệnh nên đi khám sớm. Nếu dây thần kinh cơ không bị ảnh hưởng thì người bệnh chỉ cần tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn với người bị teo cơ cẳng chân thì nên tập đi bằng đầu ngón chân và gót chân, kết hợp tập tạ chân cho máu lưu thông. Các chuyên gia khuyến cáo, để không dẫn đến teo cơ, khi bị chấn thương người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hoặc chườm nóng, ngâm nước nóng ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra.
Thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan