Sản Phụ Khoa

Dạ chào các bác sĩ! Hôm qua e xét nghiệm soi trực tiếp nhuộm soi (nhuộm Gram,nhuộm xanh Methylen),Cháu mong các bác sĩ đọc giúp cháu kết quả ạ. Kết quả như sau :tế bào thượng bị HT (+++), bạch cầu (+),trực trùng Gram (-) (+++),cầu trùng gram (+) (-), nấm candida (-), lacto bacillus(+), clue cell(-),trichomonasvaginalis(-),song cầu trùng gram(-). Với kết quả như trên bác sĩ o bệnh viện chuẩn đoán là viêm âm đạo cấp. Bị viêm âm đạo cấp có nguy hiểm và ảnh hưởng gì tới việc sinh con k? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Cháu đã bị viêm âm đạo cấp đến nay đã 6 tháng kể từ khi bị sảy thai (03/4/15) rồi, đi Bệnh viện Hùng Vương điều trị nhiều nhiều lần nhưng k hết. Hiện tại bác sĩ cho cháu dùng thuốc đặt Metrima-M ạ. Cháu rất mong nhận được hồi âm sớm từ các bác sĩ ạ. Thị Nhiêu

A lăng Thị Nhiêu

(2015/09/30 05:41)

Chào bạn,
Cách đọc bảng kết quả xét nghiệm soi - nhuộm:\nCác loại tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo được xác định bằng:\n- Âm tính: kết quả bình thường, không bị nhiễm.\n- Dương tính: có sự hiện diện của tác nhân gây viêm nhiễm.\nTên tác nhân gây viêm nhiễm
- Nấm (Candida albicans ) : Viêm nhiễm do vi nấm (xét nghiệm của bạn âm tính có nghĩa bạn không bị nấm)\n- Trichomonas vaginali : Viêm nhiễm do ký sinh trùng (xét nghiệm của bạn âm tính có nghĩa bạn không bị nhiễm ký sinh trùng)\n-Cầu trùng gram (+) : Viêm nhiễm do vi khuẩn (không bị nhiễm do vi khuẩn là các cầu khuẩn Gram +)\n-Trực trùng gram (-) : Viêm nhiễm do vi khuẩn (Viêm nhiễm do vi khuẩn)\n- Song cầu trùng gram (-) : Viêm nhiễm do vi khuẩn (không bị nhiễm vi khuẩn lậu)
- Clue cells: chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo.\n- Bạch cầu : Cho biết mức độ viêm nhiễm
Trường hợp của bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ và viêm âm đạo hoàn toàn có thể điều trị khỏi bạn nhé và khi điều trị khỏi thì sẽ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai cũng như sinh sản sau này của bạn.
Tuy nhiên bên cạnh việc điều trị để bệnh không tái phát và điều trị được dứt điểm bạn cần lưu ý: tránh quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần lót, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Có nhiều cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo. Trước hết, cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng một lối sống lành mạnh: vận động hàng ngày, có chế độ ăn cân đối, ngủ đủ giấc. Rửa âm hộ và hậu môn bằng loại xà phòng nhẹ hay thuốc rửa phụ khoa Betadine 10% (không nên dùng xà phòng thơm) ít nhất một lần trước khi đi ngủ. Tránh không rửa sâu (hay thụt rửa) trong âm đạo vì gây mất cân bằng cho môi trường âm đạo, càng làm cho nấm dễ phát triển; Không xịt dung dịch khử mùi hôi vào vùng cơ quan sinh dục. Dùng giấy vệ sinh sạch, không cần dùng loại có mùi thơm. Dùng ít đường và cà phê để không làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo.
Đồ lót ẩm và chật là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Nên rửa và lau khô sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện, nhưng lưu ý nên rửa từ trước ra sau để không làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Dùng thuốc bôi trơn khi quan hệ vì viêm nhiễm âm đạo dễ làm giảm sự tiết dịch nhờn ở âm đạo. Có khi phải điều trị cho cả chồng hoặc bạn tình để phòng ngừa sự lây nhiễm cho nhau.
Nếu bổ sung acidophilus (dưới dạng viên nang, dạng lỏng hay trong sữa chua để giữ cân bằng cho môi trường âm đạo), nhất là khi đang dùng kháng sinh, cần kiểm tra xem thuốc còn hạn dùng không, hoặc phải bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
Viêm nhiễm kéo dài không chữa trị hoặc điều trị lung tung tùy tiện cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bạn nên tái khám tại bệnh viện Hùng Vương hoặc Từ Dũ để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm!
Chúc bạn mau khỏi!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan