Sản Phụ Khoa

Chao bac si. Em năm nay 27 tuổi em lập gia đình đc 6 tháng .e có di khám phụ khoa bác sĩ nói em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, cho e thuốc đặt tại nhà và thuốc uống.trước khi đi khám thì e ko có biểu hiện gj chỉ đi kiểm tra định kỳ thui. Nhưng đi khám về thì e bị hành sốt nóng lạnh kéo dài vậy e có sao ko bác sĩ

phan thị thúy an

(2015/05/11 04:28)

Chào bạn,
Việc bạn bị sốt thấy nóng và lạnh đó là do cơ chế điều hòa thân nhiệt. Lúc bắt đầu sốt, các thụ cảm thể nhiệt nhận thân nhiệt là thấp, do đáp ứng về mặt sinh lý nên người ta cảm thấy như bị lạnh. Sinh nhiệt gia tăng nhờ run rẩy và mất nhiệt giảm đi do co mạch. Chính vì vậy cảm giác ớn lạnh hoặc rét run là những nét đặc trưng khi sốt bắt đầu, trái lại khi nguyên nhân gây sốt bị loại bỏ thì thân nhiệt trở lại bình thường và đáp ứng của người bệnh là cảm giác ấm. Ngoài ra khi sốt, các chất trung gian hóa họa tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây ra phản xạ giãn mạch, vã mồ hôi tạo nên cảm giác nóng lạnh.
Những nguyên nhân thường gặp của sốt là:
1. Nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm). Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, khoảng 60% trường hợp, cho nên đầu tiên phải nghĩ ngay đến nguyên nhân này.\nTrước hết phải đi tìm các dấu hiệu chỉ điểm, xem có chỗ nào đau hoặc sưng nóng, đỏ mưng mủ không? Ví dụ: \n- Đau đầu: đi tìm áp xe não, viêm não.\n- Đau và cứng ở gáy: viêm màng não\n- Đau ngực: viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, viêm màng tim.\n- Đau bụng: viêm ruột thừa, áp xe gan, viêm đường mật.\n- Đau khớp: thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp.\n- Đau hạch: nhiễm khuẩn khu vực, viêm hạch\nSau đó, xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm và các thăm dò chuyên khoa để tìm các nhiễm khuẩn toàn thân, như thương hàn, lao….\n2. Các nguyên nhân khác không phải nhiễm khuẩn\nĐiều trị sốt\nViệc điều trị sốt bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.\n1. Điều trị triệu chứng \n+ Tiếp nước đầy đủ: khi thân nhiệt quá 37oC, cứ sốt thêm 1oC, thì cơ thể cần thêm 100-150ml nước mỗi ngày, khi trời khô hanh hoặc ra nhiều mồ hôi, có thể còn cần nhiều nước hơn nữa. Tốt nhất là bằng đường uống, có thể dùng nước quả, nước chè loãng, nước rau, sữa hoặc nước đun sôi để nguội tùy theo khẩu vị của người bệnh. Uống được nước lạnh hoặc nước đá càng giúp hạ thân nhiệt thêm.\nỞ người sốt kéo dài, nên chú ý cung cấp đủ calo, vì khi thân nhiệt tăng 1oC, chuyển hóa cơ bản tăng 13%. Nên cho đường, sữa, hoa quả.\nChỉ khi nào không thể uống đủ nước theo yêu cầu do nôn, khó nuốt hoặc chán ăn mới phải truyền dịch. Phần lớn trường hợp nên truyền các dung dịch đẳng trương, NaCL 0,9%, glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat. Trong những ca đặc biệt, có thể dùng dung dịch glucose ưu trương (10% - 30%) để tiếp thêm calo, hoặc nhược trương (NaCl 4,5%o). Không trộn thêm khuốc khác vào dịch truyền, để tránh tương kỵ thuốc.\n+ Hạ nhiệt thường chỉ cần khi sốt cao trên 38,5oC ở trẻ em. Ở người lớn, nếu không có bệnh gì khác, dù sốt cũng ít khi phải dùng hạ nhiệt.\n+ Dùng khăn tẩm nước mát lau người. Không nên dùng nước đá vì có thể gây giảm nhiệt đột ngột.\n+ Thuốc hạ sốt: Paracetamol, viên 500mg, mỗi lần uống 1 viên, dùng 4-6 lần/24 giờ.\n2. Điều trị nguyên nhân: Phải căn cứ vào nguyên nhân gây sốt để điều trị.\nBạn nên đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh những tai biến có thể xảy ra.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Thuoc meopristone uon vào bao nhiêu tieng moi quan he tinh dục duoc

Nguyên tuan kiet

(2015/11/05 03:25)