Tai Mũi Họng

Em bị viêm xoang cấp, chụp x-quang hoá, bsi nói hơi nặng. Nhưng cho thuốc em uống và tái khám mãi mà ko hết. Bsi cho em hỏi giờ em phải làm sao, viêm xoang nếu nặng có xảy ra biến chứng gì ko??? Em còn đi học, và bệnh này ảnh hưởng nhìu đến cuộc sống của em

Meomeo

(2015/04/30 21:21)

Chào bạn,
Bệnh viêm xoang nếu để lâu ngày gây nhiều biến chứng:
Biến chứng về đường hô hấp
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Hiện tượng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên hoặc cả hai bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi nên không được làm ấm, làm sạch.
Mặt khác do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) mà thường khịt mũi, hít mũi mủ xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng. Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.
Biến chứng ở mắt
Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt... Khi dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiếp diễn và dẫn đến các biến chứng khác như áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, viêm túi lệ gây sốt và đau nhức nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, mắt sưng húp, lồi và không di động được. Thậm chí, mắt người bệnh có thể bị sưng lan cả lên vùng thái dương, viêm dây thần kinh thị giác làm thị lực của người bệnh tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn.
Biến chứng ở tai: Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc...
Điều trị viêm xoang mạn, cần người bệnh kiên trì xây dựng được một phác đồ điều trị phối hợp thuốc - chế độ dinh dưỡng - tập luyện thì sẽ cải thiện dần.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây khởi phát bệnh: Môi trường lạnh, bụi, bị các bệnh viêm đường hô hấp khác, stress, làm việc quá sức...
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ: Sức đề kháng tốt đây là điều vô cùng quan trọng và khó khăn đòi hỏi người bệnh tự xây dựng chế độ ăn uống tập luyện khoa học. Khi sức đề kháng tốt thì vi khuẩn, vi rút không có cơ hội tấn công và gây khởi phát bệnh. Bạn chú ý bổ sung thêm hằng ngày thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn như rau diếp cá, củ cải, cà rốt, các loại rau thơm, tần lá dày,....
- Vệ sinh mũi họng mỗi ngày bằng nước muối pha loãng súc mũi 3 lần/ ngày giúp làm thông thoáng mũi tránh ngạt mũi.
- Về dùng thuốc bạn nên ưu tiên dùng thảo dược nhằm giảm tác dụng phụ thuốc và hiệu quả lâu dài.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
Xac ran ho trau chua viem tai dung hay sai

hoang cham

(2016/01/11 15:21)