Cơ Xương Khớp

chào bác sĩ ! cách đây 3 năm cháu bị đau khớp ở nhiều khớp điều trị nhiều rồi mà chưa đỡ mới đây cháu đi khám ở bệnh viện viện chợ rẫy xét nghiệm huyết học (HLAB27) bị dương tính bác sĩ chẩn đoán là bệnh viêm cột sống dính khớp.xin hỏi bác sĩ cách điều trị và bệnh nay có chữa khỏi hoàn toàn được không ạ.cháu xin cảm ơn có gì bác sĩ liên hệ với cháu được không?sdt 0915120627

phạm ngọc tân

(2015/04/18 15:40)

Chào bạn,
Viêm cột sống dính khớp là bệnh toàn thân, nhưng biểu hiện chủ yếu ở cột sống. Bệnh có đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống mạn tính, từ từ dẫn đến cứng khớp cột sống. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tiến triển qua nhiều đợt trong nhiều năm, dẫn đến sự dính liền hoàn toàn các đốt sống với nhau và làm hạn chế vận động cơ thể.
Về điều trị:
Điều trị không dùng thuốc \nĐiều rất quan trọng là bệnh nhân cần được giáo dục nhằm hiểu biết về bệnh và thực hiện chế độ luyện tập phù hợp và đều đặn. Có thể luyện tập có hiệu quả tại nhà hoặc điều trị vật lý, có sự giám sát về mức độ luyện tập. Bệnh nhân có thể tự tập một mình hoặc tập hợp theo nhóm. \n- Thuốc chống viêm không steroid \nThuốc chống viêm không steroid là lựa chọn đầu tiên chỉ định cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có đau và/hoặc cứng khớp. Có thể sử dụng trong thời gian dài nếu tình trạng viêm kéo dài. Cần chú ý đến các tác dụng không mong muốn trên tim mạch, dạ dày, thận ở bệnh nhân khi điều trị thuốc chống viêm không steroide. \nCó thể sử dụng một trong các loại sau: celecoxib 200 - 400mg / ngày- duy trì liều 200 mg hàng ngày; meloxicam 7,5- 15 mg / ngày; diclofenac 75 mg / ngày; etoricoxib 60 -90 mg / ngày. \n- Thuốc giảm đau \nNên phối hợp thuốc giảm đau (paracetamol, các dạng kết hợp) theo sơ đồ sử dụng thuốc giảm đau của WHO. \n- Thuốc giãn cơ: eperisone (50mg x 3 lần/ ngày), thiocolchicoside (4mg x 3 lần/ ngày) \n- Glucocorticoids \nTiêm corticosteroids tại chỗ: chỉ định với các trường hợp viêm các điểm bám gân hoặc các khớp ngoại biên có tình trạng viêm kéo dài. Nếu là khớp háng, nên tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm. \nKhông khuyến cáo điều trị corticosteroid toàn thân \n- Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh-DMARD \nThuốc DMARD như sulfasalazine, methotrexat không được chỉ định cho bệnh nhân thể cột sống đơn thuần. \nsulfasalazine: chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp ngoại biên. Liều khởi đầu 500 mg x 2 viên mỗi ngày, tăng dần liều dựa vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh, thường duy trì 2.000 mg chia 2 lần, hàng ngày, uống sau bữa ăn. \n- Điều trị bằng chế phẩm sinh học: kháng TNFα\nĐiều trị thuốc kháng TNF: theo khuyến cáo của ASAS -Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp quốc tế, chỉ định thuốc kháng TNF cho các thể bệnh hoạt động dai dẳng, mặc dù đã điều trị thường quy. Cần tuân theo quy trình chỉ định các thuốc sinh học. \nBệnh nhân viêm cột sống dính khớp thể cột sống: Điều trị thuốc kháng TNF kết hợp với thuốc chống viêm không steroid, không kết hợp với nhóm DMARD kinh điển (Sulfasalazine, Methotrexate) \nCó thể chuyển sang kháng TNF thứ hai nếu bệnh nhân điều trị đáp ứng kém với kháng TNF ban đầu. Etanercept 50mg tiêm dưới da tuần một lần hoặc 25mg x2 lần /tuần (tiêm dưới da). Hoặc Infliximab 3-5mg/kg Truyền tĩnh mạch mỗi 4-8 tuần. \n- Điều trị phẫu thuật \nThay khớp háng: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đau kéo dài, hạn chế vận động và có phá hủy cấu trúc rõ trên hình ảnh X quang. Trước kia thường cố gắng chỉ định ở bệnh nhân lớn tuổi (ít nhất trên 50 tuổi). Gần đây tuổi không còn là một yếu tố cần quan tâm khi chỉ định thay khớp háng. \nPhẫu thuật chỉnh hình đối với cột sống: chỉ định khi cột sống biến dạng. \nỞ bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có gãy đốt sống cấp tính: xét chỉ định phẫu thuât.\nd. Theo dõi, quản lý bệnh nhân viêm cột sống dính khớp \nCác thông số theo dõi tình trạng bệnh nhân viêm cột sống dính khớp bao gồm: tiền sử bệnh nhân; các thông số lâm sàng; các biểu hiện về xét nghiệm; hình ảnh X quang.Tần suất theo dõi bệnh (tái khám) tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng; mức độ trầm trọng của triệu chứng và phác đồ điều trị. \nNói chung, bệnh nhân viêm cột sống dính khớp cần tái khám hàng tháng. Các chỉ số theo dõi về lâm sàng: số khớp sưng, số khớp đau, mức độ đau, hạn chế vận động của khớp, cột sống... Chỉ định các xét nghiệm hàng tháng tùy theo loại thuốc điều trị. Nếu chỉ dùng thuốc chống viêm không steroid, chỉ cần xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, CRP, SGOT (AST), SGPT (ALT), creatinin máu. Có thể siêu âm khớp tổn thương, đặc biệt khớp háng khi bệnh nhân đau khớp này. \n- Tùy theo tình trạng bệnh nhân (về lâm sàng và xét nghiệm), cần điều chỉnh liều thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, điều trị cơ bản, thuốc hỗ trợ điều trị (thuốc chống loãng xương, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày...) và khuyến khích chế độ tập luyện, phục hồi chức năng... \n- Trường hợp Nếu một thay đổi đáng kể trong quá trình của bệnh xảy ra, ngoài nguyên nhân do viêm, có thể có các tình trạng bất thường (ví dụ gãy xương cột sống), cần chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thích hợp, tùy theo tổn thương mà quyết định chup cộng hưởng từ, CT hay X quang...\n5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG \n- Bệnh tiến triển xu hướng dính khớp và dính cột sống, dẫn đến tư thế xấu (gù lưng quá mức, viêm dính khớp háng, loãng xương và đôi khi gãy xương. \n6. PHÒNG BỆNH \n- Tránh ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường ruột \n- Nên nằm thẳng, trên ván cứng, tránh kê độn (cổ và gối), tránh nằm võng… \n- Nên tập thể dục thường xuyên, nên bơi hoặc đi xe đạp.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
Tôi bị đau lưng không rõ vì sao dau không cử động được

Võ văn Hưng

(2015/12/28 17:31)