Cơ Xương Khớp

Thưa bác sĩ, em năm nay 26 tuổi, em xin kể vắn tắt tiểu sử bệnh như sau: Năm 2 tuổi em bị ngã gây chấn thương đốt sống thứ 3, 4. Vì y học chưa phát triển, thiếu trang thiết bị dẫn đến chuẩn đoán không chính xác, khi bác sĩ chuẩn đoán chảy máu trong trên mảng tủy sống và chỉ định phẫu thuật. Nhưng do chậm trễ từ lúc bị tới lúc phẫu thuật là 3, 4 tháng, khi mổ ra thì máu tụ đã khô và chỉ khâu lại chứ không tác động gì thêm. Nhưng trong quá trình phẫu thuật có ảnh hưởng tới dây thần kinh (1 phần cũng vì tuổi lúc ấy còn quá nhỏ), dẫn đến di chứng hiện tại là chân trái bị yếu, khó khăn trong việc đi lại, không đi được như người bình thường. Cũng không biết rõ nguyên nhân do dáng đi phải ưỡn ngực về phía trước (chân yếu), hay do di chứng mổ,...mà cột sống em bị cong vẹo. Bố mẹ thì lo sợ nếu phẫu thuật sẽ xảy ra di chứng, nên cũng không cho đi chữa trị từ lúc bé tới giờ. Nhưng nay thực sự em rất muốn có nguyện vọng được phẫu thuật vì còn cuộc sống, yêu và lập gia đình nữa, em thực sự mặc cảm với hình dáng bản thân. Tuần qua e có đi khám bên 108, sau khi chụp phim, bác sĩ nói là trường hợp của em rất khó, do đã lớn tuổi, và do mức độ biến dạng, bác sĩ khuyên không nên mổ và theo dõi thêm, nếu sau 6 tháng, 1 năm mức độ cong vẹo tăng thêm, lúc ấy mới chỉ định phẫu thuật. Nhưng thực sự em rất có nguyện vọng được phẫu thuật :(. Bác sĩ cũng không nói rõ nguy cơ, di chứng hay tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật. Vì thế em muốn bác sĩ tư vấn thêm cho em: có nên làm phẫu thuật không, mức độ khó khăn trong trường hợp của em. Và nếu quyết định phẫu thuật thì nên đi khám ở đâu. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em xin gửi kèm phim chụp cột sống của em. https://i.imgsafe.org/e983f38.jpg https://i.imgsafe.org/edcfe41.jpg https://i.imgsafe.org/ec23bfd.jpg https://i.imgsafe.org/ef78b68.jpg Em xin cám ơn

Giau Ten

(2016/04/04 05:06)

Chào bạn,
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn, rất cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi.
Trường hợp của bạn là cong vẹo cột sống và bạn muốn hỏi chúng tôi là có nên phẫu thuật hay không.
Vẹo cột sống là tình trạng cong bất thường của cột sống sang một bên và thường không rõ nguyên nhân. Vẹo cột sống nhẹ không cần điều trị tuy nhiên, nếu nặng sẽ phải phẫu thuật.
Triệu chứng
Vẹo cột sống có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:
- Một bên vai nghiêng xuống, như đang đứng dựa vào vật gì,
- Xương sườn nhô lên
- Bả vai nhô ra
- Eo nghiêng
- Đường cong cột sống rõ nét hơn khi cúi người về phía trước.
Nguyên nhân
2 trong số 10 trường hợp vẹo cột sống có thể biết đến nguyên nhân bao gồm:
- Chiều dài chân không đồng đều: Tình trạng nghiêng bên hông sang phần chân thấp hơn. Bù lại, vai có xu hướng nghiêng sang bên còn lại. Đây được gọi là “chứng vẹo cột sống bù”.
- Bệnh thần kinh cơ – chẳng hạn như bại não. Co thắt cơ kéo các đốt sống.
- Một số bệnh như viêm xương khớp.
Một số nguyên nhân vô căn dẫn tới tình trạng vẹo cột sống bao gồm:
- Yếu tố di truyền: trong một số trường hợp, vẹo cột sống xuất hiện trong gia đình. Các bất thường di truyền chính xác hiện vẫn chưa được phát hiện và đang nghiên cứu.
- Bất thường bẩm sinh: Một số trẻ em được sinh ra với dị tật trong các cấu trúc nhất định bao gồm thần não và tủy sống. Nó đóng góp một phần trong sự phát triển của chứng cong vẹo cột sống.
- Một số bất thường khác bao gồm cả các vấn đề với mô liên kết (dây chằng) hoặc hệ thống thần kinh.
- Vấn đề nội tiết tố: Một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thích tố có thể góp phần vào chứng vẹo cột sống vì tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên
Vẹo cột sống tiến triển
Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều nhẹ và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, chứng vẹo cột sống tiến triển là tình trạng đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị y tế, nó có thể gây ra tình trạng:
- Đau lưng liên lục
- Viêm đốt sống
- Khó thở khi lồng ngực bị nén
- Tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực.
- Viêm phổi
- Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương.
Khuyết tật về thể chất có thể làm giảm chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống.
Điều trị
Đối với trường hợp vẹo cột sống nhẹ và không tiến triển thì không cần điều trị. Trong trường hợp nặng thì cần phải can thiệp y tế
- Chỉnh hình đôi – nẹp là một lựa chọn cho trẻ chưa thành niên bị vẹo cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo hiệu quả 100%. Trong một số trường hợp, nẹp chỉ có thể ngăn chặn tình trạng trở nên xấu đi hoặc trì hoãn phẫu thuật.
- Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp nặng đều cần phẫu thuật
Bạn đã đi khám tại bv 108, đây cũng là một trong những bệnh viện uy tính nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. Trường hợp của bạn đã thông qua thăm khám, các bác sĩ đã hiểu được tình trạng của bạn và đưa ra hướng xử lý là theo dõi, tốt nhất bạn nên làm theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì tình trạng của bạn đã lâu rồi, và rất phức tạp, nếu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên điều trị bảo tồn, việc phẫu thuật chỉ được chỉ định khi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, những vấn đề phẫu thuật cần phải cân nhắc, đặt biệt về vấn đề cột sống, thần kinh... Vì vậy, nên bạn chứ theo dõi theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo định kì, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất dành cho bạn nhé!
chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan