Tai Mũi Họng

Thưa bác sĩ, năm nay cháu 17 tuổi, đang học lớp 12. Từ nhỏ đến giờ, năm nào cháu cũng bị đau họng, không theo thời điểm hay chu kì. cứ khoảng 3, 4 tháng lại bị. Họng cháu sưng to, xuất hiện những chấm trắng nhạt, chỗ sưng gồ ghề, từng khoảng lõm. Cháu đã uống thuốc mỗi lần bị như vậy nhưng đến nay, cháu vẫn gặp lại bệnh cũ như vậy. Cháu muốn xin lời khuyên của BS để tự điều trị hoặc hơn nữa là thăm khám điều trị dứt điểm. Mong BS sớm xem câu hỏi và tư vấn giúp cháu để cháu có sức khỏe ổn định học tập. Cháu cảm ơn BS rất nhiều!

Ngô Hồng Sơn

(2014/12/27 03:11)

Chào bạn,
Với tình trạng của bạn hiện nay có thể bạn bị viêm họng hạt, viêm amidan, tuy nhiên tốt nhất ba nạn nên tới bệnh viện tai mũi họng để khám chẩn đoán chính xác bệnh, khi đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.
Điều trị viêm họng hạt
Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mãn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, đặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)
Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết.
Ngoài ra bạn có thể dùng thêm viên uống Tiêu Khiết Thanh để giúp giảm viêm sưng và cải thiện bệnh cho bạn.
Chúc bạn sớm cải thiện bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan