Máu - Hệ Tạo Máu

Thưa bác sĩ.con năm nay 18t.con mắc 1 bệnh mấy năm nay,con đi khám nhưng cũng ko thu được kết quả gì,cụ thể là chân con khi đứng lâu nó đỏ dồi thâm dần,khi con đi lại,vận động hay giơ chân lên thì hết.tay con khi buông thõng cũng vậy.trời lạnh thì tay chân con cứ có những chỗ thâm đen xuốt.những vể này ấn vào thấy mất.con đi khám bác sĩ cũng ko xác định được là con bị sao,chỉ ghi là xuất huyết không đặc hiệu và cho con uống c.nhưng con cũng ko giảm được chút nào.con rất tự ti khi diện quần đùi áo cộc.on rất tuyệt vọng xin bác sĩ cho con giải đáp

nguyễn thị thuỳ

(2014/12/14 15:08)

Chào bạn,
Ở điều kiện sinh lý bình thư¬ờng, máu của cơ thể được bảo vệ và chuyển động liên tục, tuần hoàn trong lòng mạch máu, nhưng vì lý do nào đó làm cho hồng cầu, một trong những thành phần của máu, thoát ra khỏi thành mạch, gây ra những triệu chứng bầm tím, trong y học gọi là xuất huyết dưới da. Về nguyên nhân, xuất huyết dưới da có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau, từ trong cuộc sống sinh hoạt đời thường như chấn thương trong lao động, thể thao, tai nạn giao thông, do đả thương... đến bệnh lý như xuất huyết dưới da, do tổn thương thành mạch bẩm sinh hoặc mắc phải, do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, do rối loạn cơ chế đông máu; do các bệnh nhiễm khuẩn như não mô cầu, bạch hầu, thương hàn, sởi, sốt xuất huyết; do một số bệnh miễn dịch - dị ứng; một số bệnh nội khoa khác cũng dễ gây xuất huyết dưới da như lao, tiểu đường, xơ gan, suy thận; do các bệnh có rối loạn các yếu tố đông máu như Hemophilie, do bệnh gây ra hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, do thiếu vitamin C, PP... Về triệu chứng, xuất huyết dư¬ới da biểu hiện rõ nhất khi hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, đủ một lượng ngấm vào tế bào chức sẽ gây hiện tượng xuất huyết, tùy theo mức độ mà có biểu hiện trên da khác nhau
Hai biểu hiện thường thấy là nốt bầm tím hay mảng tím hỗn hợp. Các nốt xuất huyết dưới da thường có đường kính khoảng một vài milimét, có thể lớn hơn, màu đỏ, phẳng với mặt da, dùng miếng kính màu trắng ấn lên vùng nốt xuất huyết hoặc căng da thì nốt bầm tím ấy vẫn không mất đi và thường dấu hiệu này giảm dần, biến đi mất trong vòng 3 đến 5 ngày, khác với chấm xuất huyết do muỗi cắn sẽ biến mất khi đè lên lam kính trắng. Với các sang thương là mảng xuất huyết thì có đường kính lớn hơn 1cm, màu sắc của mảng xuất huyết dưới da biến đổi theo thời gian, lúc đầu có màu đỏ sẫm, sau trở thành tím, rồi chuyển thành màu xanh và cuối cùng chuyển thành màu vàng rồi mất hẳn; mảng xuất huyết không nổi gờ trên mặt da, không ngứa, không đau, ấn phiến kính trắng nhìn qua mặt kính hoặc căng da sẽ không mất màu của mảng xuất huyết. Tuy nhiên, cũng rất dễ nhầm nốt hay mảng xuất huyết với một số triệu chứng có dạng xuất huyết dưới da như nốt ruồi son, có và tồn tại từ lâu, không mất đi theo thời gian; mảng hồng ban do dị ứng gặp trong bệnh mề đay cấp hay dị ứng khác: mảng hồng ban có màu hồng đỏ, thường ngứa và có thể gồ lên trên mặt da, căng da hoặc ấn phiến kính thì mất màu, vì đây chỉ là tình trạng xung huyết; u mạch máu phẳng - trong dân gian gọi là bớt son - có biểu hiện bớt màu đỏ tươi, không đau, không ngứa; ổ máu tụ d¬ưới da, sang thương làm da nổi phồng lên thành cục chắc và đau, bên trong chứa đầy máu.
Về chẩn đoán, với triệu chứng xuất huyết dưới da thì không cần thiết bị kỹ thuật cao hay thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần nhìn thấy các vết bầm sậm màu hay đỏ dưới miếng kính trắng không bị mất đi là có thể chẩn đoán được. Tuy nhiên để chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết dưới da thì không đơn giản, đòi hỏi phải có nhiều xét nghiệm hay những kỹ thuật chuyên biệt, vì có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này, nên tùy theo tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu có liên quan, một số xét nghiệm thường được ứng dụng như thử thời gian máu đông - máu chảy, số l¬ượng tiểu cầu, chất lượng và hình thái tiểu cầu, định lượng fibrinogen, tỉ lệ prothrombin..., hoặc xét nghiệm đặc hiệu như xuất huyết dưới da do bệnh sốt xuất huyết hay xuất huyết trong ung thư máu... Về xử lý, tùy theo nguyên nhân mà xử lý thích hợp. Thông thường các xuất huyết dưới da do chấn thương dạng nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, có thể ngậm thuốc tan máu bầm; nếu nặng, tụ nhiều máu dưới da có thể phải chỉ định phẫu thuật lấy máu bầm ra, tăng cường sức bền của thành mạch bằng vitamin C, PP. Tuy nhiên xuất huyết dưới da là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, cần đến bệnh viện có chuyên khoa mạch máu hay huyết học để làm một số xét nghiệm cần thiết, giúp chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan