Tai Mũi Họng

chao 24h be nha toi hien dc 21 thang moi lan be khoc hay cuoi nhieu la bi oi ma moi lan nhu vay la be viem hong va thanh quan uong thuoc may ngay moi khoi .xin hoi co fai be bi nhu vay len be cham noi vay tôi lên đua be đi đâu kham .xin cam on 24h

pham thi ngoc

(2014/12/08 01:48)

Chào bạn,
Không có bà mẹ nào không trải qua tâm trạng xót ruột khi con nôn trớ. Giải thích điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, đó là do cấu tạo hệ tiêu hóa trẻ em. Trước 6 tuổi, thực quản - dạ dày trẻ gần như là một đường thẳng, chưa tạo thành góc cong rõ rệt như người lớn. Do đó, thức ăn đưa vào rất dễ trào ngược lên. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gây kích thích co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng này.
Trẻ dưới 1 tuổi (nhất là 6 tháng đầu) rất hay bị trớ khi ăn quá nhiều, hoặc bú không đúng cách nên nuốt phải quá nhiều hơi. Trẻ cười to, đùa nghịch, vận động nhiều khi đang ăn hoặc mới ăn xong cũng dễ bị trào thực phẩm ra ngoài.
Ngoài ra, nếu bị viêm họng, amiđan, phế quản, phổi..., trẻ cũng dễ nôn sau ăn, hay khi ho quá nhiều. Đó là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.
Hiện tại bố mẹ không cho bé ăn quá no, và khi bé mới ăn xong thì tránh trêu đùa để tránh cho bé cười nhiều..
Còn việc chậm nói không liên quan bạn nhé.
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.
Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. Bạn nên đưa bé đến khám tại Khoa Tâm lý của các Bệnh viện Nhi để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị!
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
Bé bị hạt ca phê măc vào mũi.phải làm sao

xuân quang

(2014/12/14 05:34)