Tai Mũi Họng

chào bác sĩ,nhà cháu ở Lộc Hiệp_Lộc Ninh_Bình Phước hiện đang học ở Bình Dương, mỗi khi cháu về nhà là luôn bị hắt xì và bị sổ mũi liên tục trong ngày và ngày nào cũng bị nhưng khi cháu lên Bình Dương học trở lại thì nó lại không bị gì nữa,vậy cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì ạ? cháu xin cảm ơn

Nguyễ Văn Tú

(2014/11/24 15:10)

Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể là bị viêm mũi dị ứng rồi đó bạn ạ. Viêm mũi dị ứng thường có các dạng sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa...).
Tuy nhiên để biết chính xác nhất bạn nên tới bệnh viện tai mũi họng để khám tìm ra nguyên nhân chính xác nhất khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị cho bạn.
Để phòng ngừa bệnh bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan