Chào bạn,
Theo như bạn mô tả thì hiện mẹ bạn đang bị chứng ù tai. Ù tai là cảm giác về thính giác xuất phát tự bên trong tai mà chỉ mỗi mình người bệnh tiếp nhận được, ngoài những âm thanh vốn dĩ đến thường xuyên từ bên ngoài tai.\nTiếng ù trong tai có thể là tiếng vo vo, tiếng rít, tiếng leng keng, tiếng lách cách, tiếng reng điện thoại, tiếng sóng… xảy ra từng đợt hay liên tục, không theo chủ quan, khiến người bệnh căng thẳng mệt mỏi mà không có cách nào để chấm dứt ngay được. \nÙ tai không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một tình trạng nào đó tác động lên cơ thể và đưa đến ù tai.\nÙ tai có thể xảy ra ở một hay hai tai, xuất hiện đúng thời gian hay bất kỳ lúc nào, có thể chỉ xảy ra trong chốc lát, có thể ngày một nặng hơn, một số ù tai trở nên mạn tính và là nguồn gốc của các biến chứng như mỏi mệt, khó ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ, dễ kích thích, trầm cảm… gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Nói chung, cơn ù tai hết tương đối nhanh.
Ngoài ra, ù tai có thể đi kèm với các triệu chứng khác như nặng tai, đau trong hay quanh tai, chóng mặt, đi đứng không vững… Tuy vậy, đôi khi ù tai chỉ xảy ra đơn độc. \nVề thính lực, mặc dù ù tai không làm giảm thính lực nhưng cũng có thể đi kèm với giảm thính lực hay tăng thính lực ở một số bệnh nhân. Tăng thính lực xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân, với biểu hiện dễ nhạy cảm hay đau khi nghe những âm thanh lớn.\nÙ tai thường giảm vào ban ngày do người bệnh chịu ảnh hưởng của những âm thanh khác đến từ xung quanh, nhưng khi về đêm hay khi ở nơi yên ắng thì tiếng ù trong tai sẽ trở nên rất lớn. Mức độ nặng và tần suất xảy ra ù tai phụ thuộc vào các yếu tố như stress, chế độ ăn và tiếng ồn. Cuối cùng, tiếng ù có thể trở nên lớn đến mức người bệnh không còn nghe được những âm thanh khác từ bên ngoài nữa.\nNguyên nhân\nDo ù tai là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau nên rất khó xác định nguyên nhân chính xác của ù tai. Có rất nhiều các nguyên nhân gây ù tai, thường gặp hoặc ít gặp: nút ráy tai, lão thính, tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên, tiền sử chấn thương đầu cổ, chấn thương vặn cổ, bệnh lý vùng tai mũi họng (tai giữa, vòi nhĩ, vòm, viêm xoang mũi, viêm họng, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản…).
Bên cạnh đó cũng có thể do dụng các loại thuốc độc gây hại cho tai ở liều cao như aspirin… (hiện nay có khoảng 200 loại thuốc độc cho tai đã ghi nhận)
Đôi khi do stress tâm lý hay thể xác (ví dụ sau phẫu thuật...), u dây thần kinh VIII, các bệnh lý của thần kinh tiền đình hay của các vùng não tiếp nhận tiếng động, rối loạn khớp hàm, thoái hóa cột sống cổ, xốp xơ tai (xơ cứng chuỗi xương con trong tai giữa), phình động mạch cảnh, bệnh lý mạch máu gây ù tai dạng mạch đập (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rò động-tĩnh mạch lân cận)… cũng gây nên ù tai.
Điều trị\nĐiều trị ù tai tùy theo mức độ nặng, nhẹ và các triệu chứng kèm theo. Điều trị theo nguyên nhân khi xác định được nguyên nhân của ù tai. Tuy nhiên, khi chỉ có triệu chứng ù tai đơn thuần thì biện pháp điều trị thường là tập “sống chung” với tiếng ù trong tai.\nTrong trường hợp của mẹ bạn bì ù tai thì bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các Bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ù tai, từ đó có cách điều trị thích hợp. Ngoài ra bạn nên cho mẹ dùng thêm sản phẩm Kim Thính sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh cho mẹ bạn, đây là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên rất an toàn, có công dụng cải thiện chứng ù tai, suy giảm thính lực.\nChúc mẹ bạn sớm cải thiện bệnh!