Tai Mũi Họng

Da cho e hoi e thuong xuyen bi nghet mui nhat la vao sang som hay la uong ruou bia.dang ngu chot tinh giac la bi nget mui e cung di soi roi bac sy bao e co hien tuong bi viem mui lieu co anh huong j toi suc khoe khong ah

nguyen duc truong

(2014/11/07 19:50)

Chào bạn,
Với triệu chứng và chẩn đoán của bác sĩ thì đúng là em bị viêm mũi dị ứng rồi, ngoài ra còn có thể viêm xoang nữa, do đó bạn cần điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường chuyển từ thở mũi sang thở miệng, gây ảnh hưởng đường thở, từ đó dễ dẫn đến bệnh hen.
Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị, hay điều trị không đúng có thể đưa đến viêm đa xoang có mủ, có polype mũi,..người bị viêm mũi có thể kèm theo và làm nặng thêm bệnh suyễn ( hen ).

Buổi sáng bệnh nhân sẽ bắt đầu với cảm giác ngứa, nồng nồng trong mũi, sau đó là một loạt cơn nhảy mũi làm cho bệnh nhân cảm thấy đầu váng mắt hoa. Nước mũi trong chảy ra nhiều, rồi sau đó mũi bị nghẹt, cảm giác nặng đầu xuất hiện. Đối với các trường hợp nhẹ thì sau khoảng vài giờ, khi nắng lên, các triệu chứng khó chịu sẽ biến mất.

Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ nghẹt mũi suốt ngày và khi đêm về phải há miệng ra thở trong lúc ngủ do nghẹt mũi. Các triệu chứng kể trên sẽ xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân vô cùng khổ sở, ảnh hưởng nhiều đến làm việc và học tập.

Một số trường hợp viêm mũi mạn tính kéo dài có thể có hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như dâu, dứa, tôm, cua, cá; một số thuốc như aspirin, quinin hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli… Do các dị nguyên trong không khí quá nhỏ, không nhìn thấy được nên rất khó tiên lượng được là khi nào bệnh nhân có cơn viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng có cơ chế bệnh lý miễn dịch có liên quan đến IgE. Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các chất lạ như: bụi phấn hoa, bọ nhà, nước hoa, khói …sẽ xuất hiện một loạt các phản ứng sinh hóa để thải trừ các chất lạ này, đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và hoàn toàn có lợi. Nhưng một khi phản ứng này xảy ra quá mức cần thiết, do sự nhạy cảm của từng người, sẽ gây ra các triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, nặng đầu, đây là các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm mũi dị ứng gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa…

Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống.
Loại trừ các yếu tố gây dị ứng bằng cách giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn, áo gối… thường xuyên. Tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, nuôi súc vật trong nhà… Khi tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các hồ bơi…) phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động. Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu, tập thể dục thường xuyên…
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan