Sản Phụ Khoa

chao Bac si! Em 37 tuoi. Em sinh em be da duoc 3 thang 10 ngay nhung em da bi 3 lan dau vu. Lan truoc em dau em co dap nuoc am va rang chiu dau cho be bu vai lan thi vu bot dau va het han. Duoc khoang 2 tuan sau em lai bi dau tiep va em cung lam tuong tu thi vu cung het dau nhung chi duoc 5 ngay sau em lai bi dau tiep. Lan nay vu khong cang tuc nhu lan truoc chi co cam giac nang, dung tay so vao thay cung phia tren bau vu va dau, em cung cho be bu nhung khong bot dau. Vay em phai lam sao thua bac si?

Nguyen Thi Thanh Hien

(2014/10/15 04:25)

Chào bạn,
Các nguyên nhân và khắc phục đau vú khi cho bé bú:
1. Căng sữa
Căng sữa là khi vú trở nên đầy sữa, cứng, đau và thỉnh thoảng nhức do vú bắt đầu sản xuất ra sữa. Triệu chứng này thường xảy ra từ 3-5 ngày sau khi sinh. Dấu hiệu căng sữa thường kéo dài 24-48 giờ, bao gồm:
- Vú lớn hơn, nặng hơn và dễ đau.
- Vú bị cứng, đau nhức và ấm khi sờ vào.
- Sưng vú.
- Núm vú cứng và có quầng.
Cách tránh căng sữa: Người mẹ cần cho con bú ít nhất 8-12 lần/ngày. Có thể mặc áo ngực (kiểu thể thao hoặc kiểu dành cho người mẹ sau sinh) suốt 24 giờ trong ngày nếu bạn có cảm giác bầu ngực trở nên nặng nề.
Đặt khăn sạch, ấm vừa đủ và ẩm lên trên cả hai vú khoảng 3-5 phút trước khi cho bú; hoặc dùng vòi nước ấm và để nước rất ấm chảy tràn từ hai vai xuống dưới ngực của mẹ. Làm ấm đều hai bên ngực sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Sau đó, hãy xoa bóp hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống. Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu.
Ngoài ra, bạn cần làm cho ngực mềm hơn bằng cách dùng bàn tay ấn nhẹ hoặc vắt sữa. Massage đều ngực để làm mềm vùng thâm quầng, giúp bé thuận lợi hơn khi bú.
Xử trí khi bị căng sữa: Nên cho con bú ngay lập tức. Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng hai vú trong khi cho bú. Đắp khăn ướp lạnh lên vú khoảng 20 phút sau khi cho bú.
Nếu ngực vẫn còn đau nhức, đầy sữa và sưng sau khi cho bú (hoặc lại đầy sữa trong nửa giờ sau khi cho bú), bạn có thể vắt sữa để làm mềm vú.
2. Đau nhức núm vú
Núm vú bị đau nhức thường xuyên khi miệng của bé không bám chặt vào quầng vú mẹ hoặc bú không đúng tư thế. Người mẹ cần đặt đúng miệng của con sâu trên quầng vú mẹ. Núm vú của mẹ phải tròn và cương lên sau khi con buông miệng ra.
Cách ngăn ngừa đau nhức núm vú: Nếu bạn thấy cơn đau như bị ai cấu véo (hoặc như bị cắn núm vú) trong khi cho bú, bạn nên kiểm tra tư thế cho con bú. Đồng thời, bạn hãy để khô núm vú tự nhiên bằng cách bỏ áo ngực xuống vài phút sau khi cho bú. Có thể tự vắt một ít sữa mẹ, rồi bạn massage xung quanh núm vú và vết quầng sau khi ngực đã khô. Bạn cần tránh dùng xà bông, rượu để massage ngực. Làm sạch ngực của mình bằng cách để nước chảy trên vú trong khi tắm, thật nhẹ nhàng.\nNếu bạn bị đau nhức núm vú: Nên cho con bú nhiều lần với thời gian bú ngắn hơn. Không để bé quá đói vì khi đói, bé mút sữa mạnh khiến mẹ càng bị đau thêm.
Không dùng núm vú nhân tạo (ngực giả) để che vú khi cho con bú. Núm vú nhân tạo có thể làm đau núm vú của mẹ và cản trở sữa chảy. Bắt đầu cho bú bên núm vú ít đau nhất. Nếu muốn ngưng cho con bú ở bên ngực nào, có thể đưa nhẹ ngón tay trỏ của mẹ vào trong miệng của con. Nếu núm vú vẫn còn đau nhức khi bé mới bú, hãy bỏ con ra và thử lại.
3. Nghẽn sữa (ống bít, plugged duct)
Nếu không điều trị, vấn đề này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Vấn đề nghẽn thường xảy ra do thay đổi kiểu cho con bú hoặc sức ép lên vú. Người mẹ cần kiểm tra các điểm bị ép trên vú do áo ngực quá chặt…
Ứng phó: Bạn có thể đắp khăn ẩm, hơi nóng lên ngực khoảng 15-20 phút trước mỗi lần cho con bú. Đồng thời, xoa bóp vú từ phía sau (vùng khó chịu) hướng về núm vú.\nNgoài ra, có thể thay đổi vị trí để cằm và hàm của con khiến mẹ thoải mái nhất. Bạn hãy cho trẻ bú đầu tiên trên vú bị đau.
4. Nhiễm trùng vú
Nhiễm trùng vú có thể xảy ra từ vi khuẩn xâm nhập vào vú, thường từ núm vú bị nứt. Mặc dù mô vú bị viêm nhưng bé vẫn không mắc bệnh khi bú sữa trên vú bị nhiễm.\nDấu hiệu nhiễm trùng vú bao gồm:
- Nhức đầu, nhức khớp, bị sốt hoặc ớn lạnh.
- Vú cứng, đỏ và đau nhức.
- Người mẹ khó chịu (hoặc miễn cưỡng) cho con bú sữa khi dùng vú nhiễm khuẩn.
Ứng phó: Bạn hãy tiếp tục cho con bú mẹ thường xuyên để dẫn lưu vú nhiễm khuẩn. Nếu vú cũng còn đau nhức khi cho bú thì bạn cần dùng cách vắt sữa. Bạn cũng nên nghỉ ngơi thường xuyên và uống đủ nước.
Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian bạn có thể sử dụng lá bồ công anh để luộc ăn cả nước và cái, nếu dùng lá khô thì chỉ lấy nước uống. hoặc có thể sử dụng lá thì là để nấu canh ăn.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan