Tai Mũi Họng

Chào Bác sỹ! Em năm nay 28t. Em bị nổi 2 đốm đỏ ở hai bên lưỡi gần một năm nay mà không hết. bây giờ em thấy nó đã to ra khoảng 1cm không gây đau nhứt nhưng va chạm mạnh thì no ra máu. Em đọc báo thấy đó là biểu hiện của ung thư lưỡi em rất lo lăng. Xin Bác sy tư vấn cho em, nên chữa trị ở đâu? hiện em đang ở tỉnh Hậu Giang

Tiêu Duy Phong

(2014/08/23 22:02)

Chào bạn,
Tôi cung cấp cho bạn những thông tin giúp phân biệt được ung thư lưỡi và viêm lưỡi
Biểu hiện bị nhiệt miệng hay viêm lưỡi đó là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn; khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ. Viêm nhiễm lở loét ở niêm mạc miệng là một bệnh thường gặp và diễn biến thường lành tính. Bạn cần vệ sinh răng miệng, tránh ăn quá nhiều đồ nóng, bia rượu; điều trị triệt để các bệnh về răng miệng và xúc miệng nước muối sinh lý hằng ngày; ăn uống đủ chất, tăng cường hoa quả; bổ sung sinh tố để nâng cao sức đề kháng.
Ung thư lưỡi là loại ung thư thường gặp. Tuy nhiên do nhầm tưởng với bệnh nhiệt miệng nên đa số bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã vào giai đoạn cuối.
Trong trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu lưỡi, ngứa hoặc đau rát lưỡi, có khối u ở vùng lưỡi hoặc khó khăn khi nói, nhai, sốt cao… thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán. Không loại trừ một trong những biểu hiện trên là triệu chứng của ung thư lưỡi.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi
Cũng giống như ung thư niêm mạc má và ung thư hầu họng, hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi có sử dụng thuốc lá và rượu. Những người nghiện rượu hay thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm.
Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phòng tránh ung thư lưỡi không khó. Việc phát hiện sớm ung thư lưỡi có thể giúp cứu sống 85% bệnh nhân. Nên vệ sinh răng miệng đều đặn; sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệng ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng. Hạn chế sử dụng rượu bia và bỏ thuốc lá.
Trường hợp bạn : Khi thấy vết loét lâu ngày không lành, đồng thời xuất hiện các khối u hạch bất thường ở cổ trước mắt bạn đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang để khám. Bác sĩ sẽ sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi để phát hiện có bị ung thư hay không.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan