Cơ Xương Khớp

chào bác sĩ, cháu năm nay 23 tuổi. khoảng 6 tháng trước cháu có bị ngã và bị mảnh vỏ chai bia cứa vào tay, vết thương của cháu dài khoảng 4-5 cm và nằm ngang đoạn bắp giữa khuỷu tay tới cổ tay trái ( hướng lòng bàn tay). sau khi bị thì cháu có vào viện và được các bác sĩ phẫu thuật khâu lại vết thương và nối các gân bị đứt(cháu cũng ko rõ là mình bị đứt các cơ và gân gì) đến h thì các ngón tay của cháu đã cử động khá tốt nhưng vẫn thấy cứng cứng. các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa cũng như lòng bàn tay dưới các ngón trên cháu thấy bị mất cảm giác, khi nắn chỗ vết thương thì thấy hơi cứng cứng. khoảng 1 đến 2 tháng nay cháu cảm thấy khi gõ nhẹ vào khu vực vết thương thì tay cháu cảm thấy tê như bị điện giật, và cháu cũng thấy có dấu hiệu cơ bị teo. xin bác sĩ cho cháu lời khuyên và cháu nên đi khám ở đâu cũng như chi phí điều trị khoảng bao nhiêu ạ. cháu cảm ơn!

Đỗ Văn Khương

(2014/08/20 06:39)

Chào bạn,
Gân, cơ, khớp và dây chằng là những bộ phận thiết yếu của bộ máy vận động. Do đặc điểm chia thành sợi, thành thớ chạy theo chiều dọc nên khâu gân là rất khó. Lại do gân rất ít có mạch máu nuôi dưỡng nên gân rất dễ hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động cần sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế, những vùng hay có gân nhiều như bàn tay, bàn chân, bạn sẽ thấy hiện tượng di chứng hay gặp sau phẫu thuật là tay co quắp hoặc chân vẹo cứng là điều dễ để tìm ra. Thế nên, không thể không phục hồi vận động cho gân.
Nhưng việc phục hồi vận động cho gân lại không hề dễ, vì nó vấp phải một sự mâu thuẫn nội tại. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi.
Bạn cũng đã phẫu thuật được 1-2 tháng rồi do đó bây giờ bạn có thể tiến hành tập một số bài tập sau để phục hồi vận động tránh teo cơ :
Bài tập búng dây chun: để một vài dây chun trên một mặt phẳng nhẵn, ví dụ nền nhà. Vạch hai vạch cách nhau 1m. Người bệnh sẽ dùng tay, búng gẩy các dây chun bật về phía trước, búng gẩy bằng cả 5 đầu ngón tay. Từ vạch này đến vạch kia. Động tác búng sẽ giúp duỗi gân duỗi ra, chống co quắp. Một ngày tập hai lần, mỗi lần 30 phút. Sáng 1 lần, chiều 1 lần.
Bài tập bóp bóng: ngược lại với búng dây chun, bạn hãy đặt vào lòng bàn tay một quả bóng cao su có kích thích bằng một quả bi-a. Sau đó tập bóp vào để giữ bóng lại. Mỗi ngày tập 2 lần, sáng 1 lần, chiều 1 lần, mỗi lần 30 phút.
Quay sấp gậy gỗ là bài tập cao hơn, giúp phục hồi sức mạnh của cơ sấp giúp bàn tay trở lên hoàn hảo.
Cách tập: dùng một cây gậy gỗ thẳng. Gậy này có kích thước dài 80cm, đường kính 4cm. Chia gậy gỗ thành hai phần bằng nhau. Sau đó chia phần trên thành các đoạn 5, 10, 15, 20, 25, 30cm. Cầm gậy gỗ tại vị trí 30cm, gần điểm giữa nhất sao cho gậy gỗ thẳng, vị trí cầm ở đoạn trên, đoạn dưới sẽ dài hơn đoạn trên với mục đích tạo sức nặng ở dưới. Khi tay cầm, bạn đứng thẳng, chân bước đi thoải mái, tay để trong tư thế khuỷu vuông góc và cẳng tay hướng ra trước. Cầm gậy gỗ đứng thẳng sao cho ngón út thấp nhất và ngón cái ở vị trí cao nhất so với mặt đất. Tiến hành từ từ, nhẹ nhàng quay sấp gậy gỗ, hất đầu dưới của gậy lên trên và ra ngoài, cho đến khi gậy gỗ nằm ngang là được. Sau đó lại đưa gậy về vị trí đứng thẳng ban đầu. Một lần tập bao gồm hai động tác: quay sấp gậy gỗ và đưa về vị trí cũ.
Phương pháp tập: một ngày tập hai buổi, sáng và chiều. Mỗi buổi tập tiến hành tập 3 – 5 phiên. Mỗi phiên gồm 10 – 15 lần tập, các phiên tập nghỉ cách nhau 5 – 7 phút để cho dịch kịp tái tạo. Bài tập này làm tăng sức mạnh cơ. Tập sẽ tăng dần độ khó bằng cách nắm vào các đoạn cao hơn, 20, 15, 10 và 5cm. Tập cho đến khi nào tay sấp thuần thục mà ít gặp trở ngại.
Ngoài ra bạn cũng nên quay lại tái khám bác sĩ đã phẫu thuật cho bạn để được theo dõi thêm.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan