Thần Kinh

Trước đây tôi làm tổng đài viên, thường xuyên phải nghe điện thoại hoặc đeo tai nghe để làm việc. Trong ba năm theo nghề, tôi bị mắc chứng đau nửa đầu bên phải(vùng phía sau). Do cơn đau ngày càng nặng nên tôi đã nghỉ việc nhưng chưa đi khám. Tôi băn khoặc không biết đây là bệnh liên quan đến thần kinh hay tai, vì vùng đau thường chỉ tập chung một điểm cách tai 3cm về phía sau, khi ấn ngón tay vào cũng thấy đau. Tôi đã nghĩ đây là bệnh liên quan đến tai, nhưng trong tai không hề có cảm giác đau hay sưng, hoặc viêm mà chỉ đau ở vùng đầu phía sau. Cơn đau thường mạnh trong mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi, khi căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Thời gian đau không cố định, có khi chỉ 30p, cũng có thể 1 ngày, và thường chỉ dứt nhanh sau khi uống thuốc giảm đau, còn nếu không uống thì đau dai dẳng. Xin hỏi bác sĩ triệu trứng của tôi là bệnh gì, tôi nên khám khoa thần kinh hay tai ? ( Trước khi làm tổng đài viên thỉnh thoảng tôi cũng bị đau nửa đầu nhưng không nặng và thường đau một vùng chứ không tập chung một điểm như hiện nay )

Phạm Thùy Linh

(2014/07/28 10:53)

Chào bạn,
Với những triệu chứng bạn mô tả nghĩ nhiều chứng đau nửa đầu (migraine).
Đau nửa đầu là một bệnh nhức đầu mạn tính, thành cơn có chu kỳ, cơn đau thường ở một thời điểm nhất định, thường kèm theo nôn, sợ ánh sáng, đau giảm đi khi ở trong bóng tối (lúc ngủ)... Ngoài cơn đau, bệnh nhân cảm thấy bình thường.
Nguyên nhân đau nửa đầu chưa được giải thích rõ ràng. Cơn đau nửa dầu điển hình bao gồm các dấu hiệu sau:
- Đau mức độ vừa hoặc nặng ở nửa đầu một bên hoặc cả hai bên;
- Đau đầu kèm theo cảm giác mạch đập;
- Hoạt động gắng sức làm đau nhiều hơn;
- Đau gây cản trở sinh hoạt hằng ngày;
- Buồn nôn kèm nôn hoặc không;
- Sợ ánh sáng, tiếng động.
Nếu không điều trị, cơn đau có thể kéo dài 4-72 giờ. Tuy nhiên, tần số xuất hiện cơn khác nhau tùy từng người, cơn có thể xảy ra vài lần/tháng.
Về điều trị: có nhiều thuốc điều trị đau nửa đầu, được phân làm hai nhóm:
- Nhóm điều trị giảm đau: Tùy thuộc vào thời gian và mức độ cơn đau mà lựa chọn các loại thuốc khác nhau như Paracetamol, các thuốc NSAID, Ergotamin.
- Nhóm điều trị dự phòng như: thuốc chẹn bêta, các thuốc chẹn kênh canxi như Sibelium, các thuốc chống trầm cảm như Amitriptilin...
Dự phòng không dùng thuốc: kiêng rượu, bia, một số thức ăn như sôcôla, phomat..., thức-ngủ điều độ, tránh vận động quá sức, tránh căng thẳng.
Với tình trạng bệnh của bạn, nếu đã được khám và điều trị nhiều lần mà bệnh không ổn định thì bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh, có phương tiện chẩn đoán tốt để có hướng điều trị tích cực. Trường hợp của bạn có thể dùng thêm Kim Thần Khang có chứa thành phần chính là Hợp hoan bì giúp giải trừ lo âu, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau đầu.
Trân trọng!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan