Tim Mạch

Kính chào bác sỹ! Cháu năm nay 23 tuổi. Từ lâu đã có dấu hiệu của huyết áp thấp, những lúc ngồi xổm hoặc nằm mà đừng lên thì đều có hiện tượng sa xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt, phải đứng một lúc mới hết. (biểu hiện đầu tiên của những hiện tượng trên là từ khi học năm lớp 4). Tuy có chút bất tiện nhưng cháu cảm thấy bình thường, vẫn có thể tự cấp cứu được những lúc như vậy bằng cách ăn kẹo gừng và uống nước đường. Nhưng dạo gần đây, cháu cảm thấy mệt mỏi và có nhiều hiện tượng khác hơn. Đầu tiên là nhịp tim, hồi trước nhịp tim của cháu đều dao động từ 90 - 100 nhịp/phút, nhưng 1 năm trở lại đây thì đều >100 nhịp/phút, thời gian gần đây khi đo huyết áp bằng máy đo điện tử (máy đo xác định khá chính xác vì gia đình cháu đều cùng sử dụng và phản ánh khá đúng thực trạng huyết áp, nhịp tim của mọi người trong nhà); nhịp tim đều >110 nhịp/phút, có lúc thấp thì cũng là 108 nhịp/phút. Huyết áp thường hay ở ngưỡng 95 - 60, có nhiều lúc thay đổi chênh lệch ko đáng kể, hiệu suất trung bình đều chỉ là 30. Những lúc tăng huyết áp lên một chút, khoảng 120 - 70 đã thấy có dấu hiệu tăng huyết áp, tức ngực, khó chịu. Tuy nhiên, dù huyết áp thấp nhưng cháu lại có tạng người mập, nên cũng thường hạn chế ăn nhiều, nhất là đồ ngọt. Mới gần đây lại có thực hiện ăn kiêng để giảm cân, cũng đã giảm được nhiều. Thế nhưng hiện giờ đã hoàn tất liệu trình và cũng ăn uống bình thường, nhưng vẫn hạn chế ăn đồ ngọt, nước có ga, bánh ngọt các loại và nhất là khó ăn được đồ mặn. Hiện tại, do huyết áp thấp, nhưng nhịp tim đập nhanh nên cháu lúc nào cũng thấy mệt mỏi, nhiều lúc khó thở, buồn nôn nhưng ko nôn được, tâm trạng bức bách, dễ bực dọc, cáu gắt, hay hồi hộp; nhiều lúc ức chế, cảm thấy stress, nếu bị áp lực hoặc có ai nói chuyện không hợp ý thường không làm chủ được suy nghĩ và có nhiều hành động không kiểm soát được (thoáng qua khá nhanh cho đến khi bình ổn lại thì hoàn toàn bình thường). Dù rằng đã thử thư giãn, đi bộ, hít thở nhưng ko thấy có dấu hiệu khá hơn. Ngoài những điều trên, cháu thường xuyên thấy đau mỏi các khớp như cổ, vai, gáy, vùng thắt lưng. Vùng đầu thỉnh thoảng có những cơn đau nhói ở nửa bên phải, có lúc là bên trái, nhưng thấy buốt và khó chịu nhất là ở vùng trước trán, thường đánh gió, giật ở giữa hai lông mày thì thấy dễ chịu hơn được một lát. Vậy bác sỹ có thể cho cháu biết những biểu hiện trên có phải là dấu hiệu bệnh lý ở mức độ nặng, cần đi khám tổng thể ở các trung tâm y tế hoặc bệnh viện không? Vì trước giờ cháu không thích và ngại đến bệnh viện khám, nếu có ốm sốt hoặc mệt mỏi thế nào cũng thường tự nghỉ ngơi ở nhà, không cho ai biết và dùng một số loại thuốc thông dụng để trị bệnh. Ngoài ra, cần có những biện pháp, thái độ thể nào để đẩy lùi những dấu hiệu trên bớt tiêu cực hơn trong quá trình trị liệu. Cháu rất mong sớm nhận được sự tư vấn của bác sỹ về trường hợp của mình. Cháu xin chân thành cảm ơn.

Hoàng Hiền

(2014/07/17 15:31)

Chào bạn,
Huyết áp hạ quá thấp cũng là một nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 – 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp. Bạn cần đi khám sức khỏe, đặc biệt là khuyến chuyên khoa tim mạch để có những chẩn đoán va điều trị kịp thời. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.\n- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.\n- Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.\n- Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.\n- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim giảm do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… phù hợp với thể lực đều rất tốt.
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan