Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ,em bị ho suốt nhiều năm (khoảng 8 năm) rồi,trong cổ như có đườm liên tục,mỗi khi ăn vào là phải ho,nuốt một miếng cơm vào là như bị dính lại ở cổ khó chịu phải ho,và nuốt nước bọt cũng vậy.có khi như bị đườm nằm trong ống phổi rất khó chịu phải ho suốt đêm.em đã đi khám nhiều lần bác sĩ nói em bị viêm họng hạt nhưng uống thuốc vẫn không thấy bớt.Mong bác sĩ giúp em.chân thành cảm ơn Bác sĩ

Đào Tấn Chinh

(2014/07/13 00:15)

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...) \nViêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.\nCách súc họng\nTrước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.\nNgồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.\nCứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.\nKết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.\nVậy cách tốt nhất đề chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
Về việc dùng thuốc, thuốc đông y trong trường hợp mạn tính phát huy tốt vai trò ổn định và phục hồi tổn thương, bạn nên dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân viêm họng mạn giúp giảm đau rát cổ, khàn tiếng, kháng khuẩn tiêu viêm. Dùng kiên trì tư 3 -6 tháng sẽ có hiệu quả phục hồi tốt.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
cho em hoi u nang hong la gi a va cach dieu tri ra sao

nguyễn nhật nam

(2015/05/28 04:12)