Sản Phụ Khoa

Kính thưa bác sĩ Em ở Bình Dương, em sinh năm 1983 lấy chồng được 1 năm vẫn chưa có con không có tiền sử phá thai.em đi khám bệng viện từ dũ có kết quả chồng bình thường.E siêu âm có kết quả buồng trứng bình thường.Em có kinh nguyệt không đều. Tháng trước e có kinh khoảng 50-60 ngày.Nhưng tháng trứơc 8/4 chu kỳ là 63 ngày đến 22/4 thì lại có ( 15 ngày). có hết rồi hàng ngày em bị ra máu 1 giọt nhỏ thấy máu và khi quan hê thì e bị ra máu.Tối em quan hê sáng ra máu cục rồi cả ngày ra máu như hiện tượng có kinh 5/5(14 ngày)thì e có bị gì không. Em đang lo lắng không biết mình bệnh gì?có ảnh hưởng gì đến khả năng có con không? Phuong cam on chương trình

phuong

(2014/05/13 23:24)

Chào bạn,
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28 đến 30 ngày, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh trước đến ngày đầu của kỳ kinh sau. Trong mỗi chu kỳ sẽ có 3-5 ngày ra máu (còn gọi là hành kinh). Nếu ra máu ngoài những ngày đó được xem là dấu hiệu bất thường.
Ra máu âm đạo do rất nhiều nguyên nhân và có thể phân ra các loại, dễ hiểu nhất đó là ra máu tại tử cung. Hiện tượng này hay gặp nhất do rối loạn trong thời kỳ tiền dậy thì, tiền mãn kinh, do dùng thuốc tránh thai hoặc do các khối u tại tử cung như u xơ tử cung, polip buồng tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư thân tử cung..., cũng có thể do viêm niêm mạc tử cung, tử cung xơ hoá. Ngoài ra, các trường hợp có thai trong tử cung hay ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây ra máu bất thường.
Với những phụ nữ đã cắt tử cung toàn phần rồi mà vẫn ra máu, có khả năng họ có bệnh lý ở âm đạo và nên gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời. Một số trường hợp khác, sau khi làm phẫu thuật cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.
Một dạng hay gặp khác là chảy máu ít vào thời điểm phóng noãn. Trường hợp này hoàn toàn vô hại bởi nó thể hiện phản ứng của tử cung với những thay đổi về hoóc môn ở thời điểm này. Nếu cần, bạn có thể dùng progesterone hoặc viên thuốc tránh thai để tạo sự cân bằng hoóc môn cho cơ thể, ngăn chặn sự chảy máu.
Ngoài những nguyên nhân tại tử cung và nội tiết như trên, một số bệnh phụ khoa cũng có thể gây chảy máu bất thường, chẳng hạn, viêm âm đạo, polip âm đạo hay u xơ vòi trứng. Đặc biệt, có một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, thường hay chảy máu sau khi giao hợp... đó là bệnh lộn cổ tử cung. Một số bệnh lây qua đường tình dục, những thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục khi mới có thai... cũng được báo hiệu bằng việc ra máu bất thường.
Ra máu bất thường có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. 70% trường hợp ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Ở tuổi vị thành niên này, các thiếu nữ dậy thì sớm (10 - 13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và có thể ra máu rất nhiều. Với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là bình thường và không đáng lo ngại. Một số trường hợp phụ nữ bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc. Hãy chủ động gặp nay bác sĩ sản phụ khoa để được siêu âm, xét nghiệm và theo dõi chu kỳ kinh để tìm ra nguyên nhân.
Phụ nữ nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, có hiện tượng ra máu dài ngày hay bất thường khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mat... Đồng thời, bạn nên ăn nhiều loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại có màu đỏ đậm và da cam có tác dụng bổ máu như cà chua, cà rốt, hạn chế đồ ăn nhiều béo và các loại nước uống có chất kích thích.
Chúc bạn sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Cho e hoi ngôi thai hạ vị là gì ạ

trần ngọc anh

(2015/11/17 16:07)