Bệnh Khác

Kính chào bác sĩ!rnTôi tên là: Nguyễn Thị Ny năm nay tôi 24trnTôi mắc bệnh cường giáp: kết quả chẩn đoán tại bệnh viện ung bướu là: hàm lượng TSH trong máu<0.005,ft4>7.77. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc CAPELLO, DOROCARDYL, TAZILEX 5mg để điều trị.rnTôi muốn hỏi liệu tôi dùng thuốc điều trị bệnh cường giáp có ảnh hưởng tới việc sinh con hay không.hiện giờ tôi chưa lập gia đình.rnMong được sự tư vấn của bác sỉ!rnRất chân thành cám ơn!

nguyễn thị ny

(2014/04/09 01:06)

Chào bạn
\nBệnh Basedow có thể xuất hiện hoặc nặng lên (ở người đã có bệnh Basedow cũ) trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh các nguy cơ cổ điển của cường giáp như suy tim, loạn nhịp tim, lồi mắt... nếu không được điều trị tốt thì các thai phụ mắc bệnh cường giáp có thể bị sảy thai sớm hoặc các biến chứng nặng khác như nhiễm độc thai nghén, sản giật.
Ngoài ra, những phụ nữ có thai khi mà bệnh Basedow của họ vẫn đang tiến triển nặng thì có nguy cơ rất cao bị cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp thường có giảm nhưng bệnh sẽ lại nặng lên sau đẻ. Với những phụ nữ bị bệnh Basedow muốn có thai thì tốt nhất là hãy đợi đến khi điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên nếu trong khi đang điều trị bệnh mà họ có thai ngoài ý muốn thì hoàn toàn có thể giữ được thai, điều quan trọng là họ phải đi khám ngay chuyên khoa nội tiết để có được lời khuyên tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị cường giáp nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, nhất là cơn cường giáp cấp.

\nCường giáp ở người mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
\nSự phát triển của thai nhi ở các bà mẹ bị bệnh cường giáp có thể bị ảnh hưởng do 3 cơ chế sau:
- Cường giáp ở người mẹ không được kiểm soát tốt, nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu người mẹ cao, hậu quả là nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cũng cao và làm tăng nhịp tim thai, thai nhi nhẹ cân so với tuổi, đẻ non, thai chết lưu. Khả năng cường giáp gây dị tật cho thai có thể xảy ra. Đó chính là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải bắt buộc điều trị và kiểm soát được tình trạng cường giáp ở người mẹ.
- Nồng độ globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp rất cao trong máu. Các kháng thể này có vượt qua hàng rào nhau thai và kích thích tuyến giáp của thai nhi gây ra cường giáp thai nhi, và hậu quả cũng làm thai nhi bị nhẹ cân, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đẻ non...
- Ở những người mẹ bị Basedow được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp như methimazole, carbimazole, thyrozole hay propylthiouracil (PTU). Các loại thuốc này đều qua được nhau thai với mức độ khác nhau và có thể ức chế hoạt động tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành bướu giáp ở thai nhi. Dựa trên kết quả các nghiên cứu, PTU là thuốc thường được lựa chọn để điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn so với các thuốc khác. Theo các khuyến cáo, chỉ sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp ở liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Chúc bạn sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan