Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ!rnCon trai em được 3 tháng 22 ngày và cháu bị hẹp bao quy đầu. Bác si tư vấn cho em cách chữa trị cho cháurnEm chân thành cảm ơn!

Lê Phương Anh

(2014/04/03 03:37)

Chào chị,
\nBao quy đầu là lớp da bao phủ bên ngoài đầu của dương vật và niệu đạo. Ở trẻ nhỏ, bao quy đầu tương đối dài, phủ lên toàn bộ đầu dương vật. Theo thời gian, khi trẻ lớn lên, đầu dương vật sẽ to ra, bao quy đầu từ từ sẽ ngắn lại, làm lộ ra đầu dương vật và lỗ niệu đạo.Bao quy đầu là phần da và niêm mạc che phủ quy đầu (phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong). Hẹp bao quy đầu là hẹp lỗ quy đầu không cho phép lộn được bao quy đầu ra khỏi quy đầu.
Trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi không kể tới những trường hợp cắt bao quy đầu vì lý do tôn giáo (đạo Do Thái, đạo Hồi…) hoặc cắt bao quy đầu thường quy dự phòng (một số nơi có chủ trương cắt bao quy đầu cho tất cả bé trai sau sinh với lý do để phòng ngừa ung thư dương vật, giảm tỉ lệ nhiễm trùng tiểu, giảm tỉ lệ lây truyền HIV…).
Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý do chưa có phân cách giữa bao quy đầu và quy đầu. Theo thời gian, sẽ có sự tách dần giữa quy đầu và bao quy đầu. Do đó lúc mới sinh khoảng 96% trẻ nam bị hẹp bao quy đầu, nhưng lúc 1 tuổi còn 50%, lúc 4 tuổi còn 10%, và sau 17 tuổi chỉ còn 1% bị hẹp bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm hoặc cũng có thể do những cố gắng nong bao quy đầu quá mạnh trước đó.
Vì vậy, ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi hẹp bao quy đầu nếu không có triệu chứng gì khác, nên chờ đợi theo dõi, không nên cố gắng nong bao quy đầu quá sớm vì dễ dẫn đến dính và sẹo xơ gây ra hẹp bao quy đầu thứ phát.
Ở những trẻ lớn hơn 4 tuổi bị hẹp bao quy đầu (hoặc nhỏ hơn 4 tuổi nhưng có những triệu chứng của tiểu khó hay viêm nhiễm như: khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu, trẻ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu, da quy đầu thường bị viêm nhiễm tấy đỏ…) điều trị thường được lựa chọn là bôi thuốc steroid da quy đầu kết hợp với nong nhẹ nhàng bao quy đầu bằng tay để giúp tách dính giữa bao quy đầu và quy đầu, mỗi ngày thực hiện 2-4 lần trong 4-6 tuần (thực hiện bởi cha mẹ của trẻ tại nhà).
Ưu điểm của phương pháp này là điều trị bảo tồn tránh phải phẫu thuật. Khuyết điểm là có một tỉ lệ không thành công, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự hợp tác cũng như kiên nhẫn của các bậc cha mẹ.
Đối với những trẻ lớn hơn 7-8 tuổi hẹp bao quy đầu thất bại với phương pháp bôi thuốc steroid kết hợp nong bao quy đầu và có triệu chứng của tiểu khó, viêm nhiễm tái phát hoặc có sẹo xơ bao quy đầu thì cắt bao quy đầu là lựa chọn nên thực hiện.
Bé của chị gần 5 tháng tuổi và đã được bác sĩ chẩn đoán là hẹp bao quy đầu. Tiếp theo cần phải xác định bé có triệu chứng của tiểu khó hoặc viêm nhiễm không. Theo chị kể thì “bé thường xuyên đi tiểu và mỗi lần tiểu rất ít”. Đây có thể là triệu chứng của tiểu khó hoặc nhiễm trùng tiểu, nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác.
Để xác định chính xác chúng tôi nghĩ cần phải thăm khám kỹ lưỡng và có thể cần phải thử một số xét nghiệm trong đó có thử nước tiểu. Nếu đúng là bé có hẹp bao quy đầu và có kèm theo triệu chứng của tiểu khó hay viêm nhiễm, thì lựa chọn điều trị như chúng tôi đã trình bày ở phần trên là bôi thuốc steroid kết hợp nong bao quy đầu.
Để tránh nong quá mạnh dễ làm tổn thương gây dính, sẹo xơ bao quy đầu, chị cần được hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ điều trị cũng như có sự kiên nhẫn cần thiết. Nếu chị và chồng chị không thể thực hiện việc nong được thì lựa chọn là nên cắt bao quy đầu cho bé.
Nếu cháu bé chỉ có hẹp bao quy đầu sinh lý (chưa có sẹo xơ) và hiện tượng đi tiểu nhiều lần của bé được xác định là không đáng kể hoặc không phải là biểu hiện của viêm nhiễm hay tiểu khó thì chưa cần can thiệp gì đến bao quy đầu của bé, mà nên theo dõi vì hẹp bao quy đầu sinh lý có thể tự khỏi như đã nêu ở trên.
\nChúc chị và gia đình sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan