Tai Mũi Họng

Bac si cho e hoi, con e nay duoc 3t ruoi, chau hay bi kho khe nhu co dam trong co hong, thinh thoang lai ho, ho sau khi bu, tieng ho nhu bi sac hoi, va chau hay co bieu hien nhu muon non oi, ma luc thi oi luc thi khong, chau thinh thoang cung hay tro sua khi an no mac du da vo o...cho e hoi vay chau co bi trao nguoc da day thuc quan ko?

Tran Thi Thuy Trang

(2014/03/26 20:15)

Chào bạn,
Với triệu chứng như bạn mô tả, thì rất có thể cháu bị trào ngược dạ dày thực quản
\nnếu bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều lần trong ngày, khiến trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, hay thở khò khè… thì nhiều khả năng trẻ bị trào ngược bệnh lý. Nếu không đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ ảnh hưởng đến hô hấp (viêm phổi), trẻ còn có thể bị khàn tiếng, hen suyễn hay bị viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng… Nặng nề hơn, có thể gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản khiến trẻ nôn càng nhiều hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày còn có thể do người mẹ khi cho trẻ bú, đặt trẻ không đúng tư thế.
Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ\n Phần lớn trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là hiện tượng trào ngược sinh lý, chỉ bị trong giai đoạn đầu bé mới sinh, sẽ khỏi sau 3 tuổi. Không cần điều trị bằng thuốc. Việc chăm sóc, điều chỉnh dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp hạn chế được tình trạng nôn, trớ sau khi ăn hoặc bú mẹ.
Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tránh để bé bú quá no mà nên cho bú nhiều lần. Khi bế bé, không nên để ngửa đầu bé ra sau, tránh sặc sữa vào phổi dễ dẫn đến tử vong. Đối với trẻ đến tuổi ăn dặm, nên cho ăn thức ăn đặc, dễ tiêu hóa. Mẹ có thể nặn sữa ra bình và trộn thêm bột gạo để giúp sữa đặc hơn. Các lần ăn, uống được chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, không ép bé ăn quá nhiều.
Không cho bé ăn lại ngay sau khi bị nôn do lúc này dạ dày đã bị mất hết dịch vị, bé có ăn cũng không tiêu hóa được. Nên đợi sau đó 2 tiếng hãy cho ăn lại. Cho bé uống thêm nước để bổ sung lại lượng nước lỏng đã mất khi trẻ nôn, trớ. Nên tráng miệng cho trẻ bằng nước ấm sau khi nôn để rửa sạch miệng và lưỡi. Nếu thức ăn bị sặc lên mũi, bạn nên hút mũi và vệ sinh mũi, miệng thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp cho bé.
Ngoài ra, có thể sử dụng sữa công thức dành riêng cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có bổ sung chất xơ tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi dịch vị dạ dày, giúp duy trì độ sệt của sữa từ bình vào trong dạ dày, giúp trẻ ít bị nôn trớ hơn.
Nên bế thẳng trẻ sau khi ăn khoảng 30 phút. Khi bé ngủ nên điều chỉnh tư thế nằm, lật nghiêng đầu một bên để khi bé ói, thức ăn dễ chảy ra ngoài không chạy ngược vào họng, mũi. Nên bật đèn ngủ ban đêm và bố mẹ nằm bên cạnh để thường xuyên theo dõi khi trẻ ngủ. Bé bị trớ xảy ra trong lúc ngủ mà không được người nhà phát hiện kịp thời thỉ nguy cơ tử vong do tắc thở rất cao.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Để giúp trẻ tăng cân, khi bé ăn dặm thì trong bát bột ngoài thịt, cá, trứng… nên cho thêm 1 đến 2 thìa cà phê dầu ăn để tăng năng lượng trong khẩu phần ăn của bé.
Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp các vitamin. Ngoài uống sữa bột, có thể cho bé ăn thêm sữa chua, pho-mát.
Nếu bé bị nôn trớ nhiều lần và kéo dài thì có thể dùng thuốc giảm co thắt dạ dày khi cần thiết nhưng phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, nên đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.
Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, a-xít

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan