Tai Mũi Họng

Dạo gần đây tai của tôi bị nghẹt với khó chịu lắm, cả 2 bên, bên phải nhiều hơn, rõ hơn, tôi hay nghe nhạc to và đi bar thường xuyên, vậy tai của tôi cần phải chữa trị như thế nào, có lâu không và có thể tự hết được không vậy bác sĩ?

Đông

(2014/03/14 03:24)

Chào bạn,
Lo lắng của bạn tôi xin giải thích như sau:
Tại sao sử dụng tai nghe nhiều lại ảnh hưởng đến thính lực?
Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu. Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
mỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số.
Nghe nhạc bằng tai nghe trong nhiều giờ, nhiều ngày có thể làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác \n Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.
“Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác”,
Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.
“Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ đeo tai nghe để nghe nhạc liên tục có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác”,
Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.
“Quá trình giảm thính lực diễn tiến âm thầm, khi bệnh nhân phát hiện tai mình nghe không rõ thì đã muộn!”
Để thưởng thức nhạc mà không lo điếc:
Có ba tác nhân dẫn đến giảm thính lực, đó là thời gian tiếp xúc với tiếng ồn, cường độ âm thanh và khoảng cách. Trên một giờ tiếp xúc với những âm thanh có cường độ mạnh, tai cần nghỉ ngơi tối thiểu một giờ. Không nên ngủ quên với headphone, earphone vẫn còn đeo tai. Nếu nghe nhạc to đến mức người ngồi xung quanh nghe được hoặc phải nói to hay hét lên khi trả lời ai đó, là dấu hiệu nhạc quá lớn, gây tổn thương đến tế bào thần kinh của tai.
Nên nghe nhạc bằng loa ngoài, còn đã dùng tai nghe, không nên vặn volume hết mức. Tuy nhiên, nếu nghe quá lớn và quá thường xuyên thì loa loại nào cũng gây ảnh hưởng đến thính lực. Đặc biệt, không nên nghe nhạc trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn tiếng ồn. Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa càng không nên đeo tai nghe vì làm cho tai bị bí hơi, dẫn đến viêm tai.
Các bạn trẻ có thói quen nghe nhạc, học ngoại ngữ bằng tai phone nên nghe với cường độ âm thanh nhỏ hoặc vừa phải. Thời gian nghe chỉ 2 đến 3 tiếng/ngày, đặc biệt lưu ý không nghe nhạc bằng tai nghe khi ngủ (vì khi ngủ não bộ cần được nghỉ ngơi). Khi thấy có biểu hiện ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt…
Trường hợp bạn nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương âm thanh cấp tính, đe dọa chức năng thính giác. Bạn nên vào khoa thính học bệnh viện tai mũi họng để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan