Tai Mũi Họng

câu 1:chào chuyên gia! con năm nay 23t,đang là sinh viên,sau mỗi lần cảm thấy trong người bị cảm là lổ tai cảm thấy lùng bùng và nhưc nhức .nên con có đi đến bệnh viện hòa hảo ở tphcm khám thì bác sĩ có chẩn doán la không sao.chỉ do bị cảm mà thôi rồi láy thuốc uống thì bệnh cũng ko tái phát chỉ khi nào bị cảm mới xuất hiện như vậy nữa.xin hỏi chuyên gia như vậy có bình thường hay không?lâu dài có ảnh hưởng gì không?rncâu 2: đồng thồi lỗ tai bên phải của con khi được đo thính lực thì kết quả chẩn đoán là bị kém thính,có cách nào chữ tri hay không.từ nhỏ thì con có cảm giác tai đó nge không được bình thường và điều dó làm cho con cảm thấy thiếu tự tin về mình xin chuyên gia chỉ cho con cách thức xử trí như thế nào cho phải để lấy lại thinhd giác bình thường.thường thì co chỉ nge điện thoại bằng tai trái mà thôi.xin chân thành cảm ơn!

nguyễn kim ngân

(2013/12/20 15:55)

Chào bạn,
Để nghe được âm thanh phải trải qua một quá trình bao gồm 4 bước như sau:
- Các tai bên ngoài đưa âm thanh vào trong ống tai hoặc tai giữa.\n - Tai giữa sau đó truyền âm thanh thông qua một loạt các xương nhỏ được gọi là xương búa và đe tai bên trong tai. Những xương này sau đó “dịch” những rung động âm thanh thành các xung thần kinh.\n - Sau đó, tai trong kết nối những rung động trực tiếp đến vô số các đầu dây thần kinh tham gia với nhau để hình thành các dây thần kinh thính giác.

Bệnh suy giảm thính lực thường gặp ở người già tuy nhiên hiện nay số lượng người trẻ bị bệnh này cũng ngày càng gia tăng, các nguyên nhân bao gồm:
1. Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn: Tiếng ồn là nguyên nhân phổ biến nhất của việc mất thính lực. “Thủ phạm” phổ biến nhất là tiếng ồn nơi làm việc, như máy móc và dụng cụ điện. Ngay cả những thứ như xe máy hoặc còi xe theo thời gian cũng có thể có hại cho thính giác. Để bảo vệ thính giác, hãy mang nút tai khi sử dụng các thiết bị gây ồn ào. Nghe kém cũng có thể gây ra bởi tiếng ồn rất lớn và đột ngột, chẳng hạn như âm thanh của tiếng súng nổ, pháo nổ, hoặc các vụ nổ khác. Những tiếng ồn này có thể vỡ màng nhĩ hoặc thiệt hại tai trong (gọi là chấn thương do âm thanh).
Âm nhạc lớn tại một buổi hòa nhạc cũng có thể gây hại cho thính giác của bạn vĩnh viễn. Triệu chứng phổ biến sau khi được tiếp xúc với tiếng ồn lớn như vậy là ù tai. Ù tai có thể kéo dài hàng giờ, vài ngày, vài tuần, hoặc vĩnh viễn. Vì vậy, hãy chắc chắn chuẩn bị trước một bộ nút tai khi đi đến một buổi hòa nhạc rock.

2. Đeo tai nghe hoặc headphone: Đeo tai nghe để nghe nhạc cũng có thể gây ra những thay đổi thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu nghe nhạc quá lớn, tức là không thể nghe những âm thanh bên ngoài khi đeo tai nghe là không tốt cho thính giác. Để bảo vệ thính giác, nên nghe nhạc hoặc đeo tai nghe với âm lượng vừa phải và chỉ nghe trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.

3. Tích lũy ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai chống bụi bẩn và vi khuẩn, nhưng sự tích tụ và đông cứng của ráy tai có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn và khiến bạn bị đau tai. Bạn có thể loại bỏ các ráy tai này hàng ngày bằng các dụng cụ chuyên dụng.
4. Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai có thể gây mất thính lực tạm thời. Các bệnh nhiễm trùng tai có thể bao gồm sưng niêm mạc tai giữa gây mủ để tích lũy. Khi đó, trống tai của bạn không hoạt động đúng, và bạn không thể nghe.

5. Chứng xơ cứng tai (Otosclerosis): Otosclerosis là một bệnh di truyền phổ biến. Xơ cứng tai tức là có một xương mới ở trong những xương nhỏ ở tai giữa, làm cản trở sự phát triển của xương bình thường, ảnh hưởng đến âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong, dẫn đến mất thính giác.
6. Các khối u: Các khối u ở tai giữa như rhabdomyosarcoma, glomus và u nang da có thể là nguyên nhân gây điếc. Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật loại bỏ các khối u là lại khôi phục được thính giác.
7. Chấn thương ở đầu: Một tác động trực tiếp vào đầu là yếu tố đặc biệt trong những nguyên nhân dẫn đến bất tỉnh. Nó có thể gây ra chấn động tai trong, biến dạng xương tai giữa, hoặc gây tổn thương thần kinh, dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn.
8. Thuốc

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan