Sản Phụ Khoa

Chào BS. Em mang thai được 33tuần. 1 tuần nay em thấy thai gò rất nhiều, làm bụng cứ méo và u một cục phía trên rốn. Số lần thai máy và gò méo bụng, nổi u một cục rất nhiều lần trong ngày. Những lúc như thế thì chỉ thấy da bụng bên đó căng ra thôi chứ không đau tức gì, phần bụng còn lại mềm bình thường không cứng (không phải gò cứng bụng dưới tử cung). Xin cho em hỏi thai gò nhiều như vậy có nguy hiểm gì không? Có phải dọa sinh non không? Cám ơn BS

thanh nga

(2013/12/13 18:55)

Chào bạn,
Cử động thai máy là dấu ấn đặc biệt, cho người mẹ cảm nhận rõ ràng mầm sống hiện hữu trong cơ thể. Cảm nhận thai máy không chỉ giúp thai phụ gia tăng cảm xúc tích cực, mà việc chia sẻ nên cảm xúc này với chồng càng làm tăng thêm sự gắn bó gia đình. Người ta thường ví von rằng "Cảm xúc khi nhận được cử động thai cũng giống như cảm nhận của cặp nghệ nhân cùng sáng tạo sản phẩm và nhận ra sản phẩm đó đã thành hình và phát triển tốt".

\nĐộ máy của thai nhi có 4 trạng thái:
\n- Một: Tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động.
- Hai: Cử động thường xuyên, mạnh, kèm cử động nhanh của mắt và dao động nhiều của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ tích cực.
- Ba: Cử động mắt liên tục, không cử động thai và không gia tăng tim thai.
- Bốn: Cử động thai đơn độc kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng tim thai.
Đa số thời gian thai ở trạng thái một và hai, trong đó hầu hết những gì người mẹ cảm nhận được là ở trạng thái hai. Theo dõi tim thai và cử động thai bằng máy chủ yếu quan sát được hai tình trạng đầu tiên. Hoạt động thai theo chu kỳ ngủ tĩnh - ngủ tích cực không ảnh hưởng bởi giấc ngủ người mẹ.
Trong những tháng đầu, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động, tức còn sống, nhưng không thể kết luận thai nhi yếu hay khoẻ. Nếu cả ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường.
Một số người mẹ phản ảnh thai máy nhiều khi nằm nghỉ hay vào buổi tối. Thật ra đây là lúc rảnh rỗi, người mẹ có nhiều thời gian theo dõi thai nên nhận ra cử động thai dễ dàng hơn các thời điểm khác.
Sau 5 tháng mà chưa thấy thai cử động là dấu hiệu đáng ngại. Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần phân biệt để đừng nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung. Gò tử cung làm toàn bộ bụng cứng chắc lên, tùy mức độ còn gây đau, trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng.
Theo dõi thai máy để đánh giá sức khoẻ thai chỉ nên thực hiện trong khoảng hai tháng cuối thai kỳ và trong một giờ đồng hồ. Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động từ 3 đến 4 lần một giờ. Thấp hơn mức này, có thể thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khỏe. Ngược lại cử động quá nhiều (hơn 20 lần), coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra.
Làm gì khi thai máy bất thường?
Khi tự theo dõi thai máy trong hai tháng cuối, nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3-4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Khi sản phụ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ quan sát cử động thai và theo dõi cả biến động tim thai theo cử động thai. Xét nghiệm này gọi là NST (Non Stress Test), không có tác động gây kích thích thai.
Ngoài ra một số xét nghiệm khác để theo dõi sức khỏe thai nhi như: ST (Stress Test), quan sát tim thai theo sau kích thích thai, có thể kích thích bằng âm thanh hay lắc thai; xét nghiệm CST (Contraction Stress Test), theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung; xét nghiệm OCT gây cơn gò tử cung bằng cách truyền oxytocin; xét nghiệm BST gây cơn gò tử cung bằng cách se đầu vú, làm kích thích cơ thể tiết ra oxytocin nội sinh. Đây cũng là lý do bác sĩ thường khuyên các thai phụ không xoa đầu vú khi vệ sinh vào các tháng cuối thai kỳ hoặc tránh để ai đó tiếp xúc khu vực này, vì có thể gây ra cơn đau chuyển dạ, dễ sinh non...


Chia sẻ:

\nĐánh giá:
\n1\n2\n3\n4\n5

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan