Bệnh Khác

Con gái tôi 8 tháng tuổi. Khi sinh ra bé có một vết bớt màu đỏ ở bụng to bằng đầu kim tuy nhiên càng lớn thì vết bớt đó không to nhưng vùng da quanh vết bớt đó to phồng hơn bình thường sẫm hơn màu da. khi bé dduoc 6,5 tháng tôi cho bé khám ở bệnh viện nhi trung ương thì BS kết luận là bé bị u máu thành bụng kích thành bụng kích thước 8 x 34 mm cho uống thuốc prarolon 40mg uống 1/5 viên/lần ngày uống 2 lần. Thưa BS thuốc này uống có ảnh hưởng gì tới con tôi không vì bé còn quá nhỏ ? có biện pháp nào khác chữa bệnh này tối ưu nhất không ?

Hứa Thị Thu Hằng

(2013/07/22 18:44)

U máu trẻ em là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm tỷ lệ khoảng 10% - 12%, do sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch. Bệnh thường xuất hiện sau khi sinh và phát triển qua ba giai đoạn: giai đoạn tiến triển từ khi sinh đến 8 - 12 tháng tuổi; giai đoạn ổn định từ 1 - 1,5 năm; giai đoạn thoái triển khi đứa trẻ được 8 - 10 tuổi. Bệnh gặp ở trẻ gái nhiều gấp đôi so với trẻ trai, không có tính di truyền.
Bệnh u máu ở trẻ em có ba dạng: u máu trong da, u máu dưới da và hỗn hợp. U máu trong da biểu hiện là một đám màu đỏ tươi, nổi hờ trên da bình thường, ranh giới u không rõ ràng. U máu dưới da là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường hay da xanh nhợt. U máu thể hỗn hợp trong da và dưới da là loại u hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 75% các loại u máu, biểu hiện là một vùng đỏ nổi gờ trên một vùng da lành, sau đó vùng dưới da dần phát triển rộng xung quanh vùng u máu trong da. Thể u máu hỗn hợp thường chỉ xuất hiện ở một vài vùng tổn thương, hay gặp ở đầu, mặt, cổ.
Tuy nhiên hình thái lâm sàng của u máu rất thay đổi: có thể là một đám giãn mạch màu xanh xám, là sẩn đỏ hay dát màu xanh. Dấu hiệu ban đầu dễ lẫn với các u sắc tố, thường bị bỏ qua trong tuần lễ đầu tiên. Sau đó u máu diễn biến nhanh chóng và biểu hiện rõ. Thể u máu trong da, phát triển kéo dài từ 3 - 6 tháng; thể u máu dưới da, phát triển dài hơn từ 8 - 10 tháng.
Trong giai đoạn phát triển, u máu tăng cả về thể tích và diện tích trên da. Khối u trở nên đỏ và lớn dần theo thời gian, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Trường hợp u máu nằm ở các vị trí như mi mắt, môi, mũi thì ngoài vấn đề thẩm mỹ còn gây rối loạn về chức năng của trẻ. Vì vậy, nếu không điều trị đúng, các rối loạn do u máu gây ra có thể dẫn tới những rối loạn về chức năng khó phục hồi. Thông thường, từ tháng thứ 8 trở đi, u máu sẽ không thay đổi về thể tích và màu sắc, mà ổn định như vậy cho tới khi trẻ được 18 - 20 tháng.
Giai đoạn ổn định này hầu như không ảnh hưởng dưới tác dụng của điều trị nội khoa. Đến giai đoạn thoái triển, u máu nhỏ dần, màu sắc nhạt dần. Kích thước của u máu càng nhỏ khi trẻ càng lớn, đến khi trẻ được 6 - 8 tuổi, ảnh hưởng của u máu chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà không có những rối loạn chức năng nào đáng kể.
Khi đã xác định là u máu trẻ em, phương pháp điều trị nội khoa là thích hợp nhất các phương pháp điều trị như xạ trị, tiêm xơ, áp lạnh... hầu như không có kết quả trong các giai đoạn của u máu mà còn để lại những di chứng nặng nề về thẩm mỹ và nhiều rối loạn chức năng nghiêm trọng.
Bé điều trị ở bệnh viện nhi trung ương như vậy là đúng. Việc bác sĩ cho bé sử dụng thuốc phải phù hợp với thể trạng và bệnh của bé. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng về thuốc sử dụng cho bé. Các bác sĩ sẽ là người nắm rõ nhất về bệnh lý cũng thuốc điều trị. bạn nên kiên trì cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Chúc bé mau khỏi bệnh.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Cho em hỏi về thuốc tăng cân Wisdom Weight có hại gì không ạ?

Nguyễn Thị Mai Thảo

(2015/10/11 02:25)