Trẻ nhỏ và bệnh hen phế quản

Tác giả: Hongnhung Nguyen. Ngày đăng: 11-08-2008

Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ được 2 -10 tuổi. Hen phế quản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng như viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen.

Hen phế quản ở trẻ nhỏ

Cơn hen phế quản nhiều khi xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi - phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp và nhiều khi có thể do bụi, lông súc vật, hơi khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… nhưng đôi khi hen cũng có thể do thay đổi khí hậu hay môi trường sống.

Khi cơn hen phế quản xảy ra sẽ có sự tham gia của các yếu tố như thần kinh tự chủ, miễn dịch, nhiễm trùng, nội tiết và sinh lý với các mức độ khác nhau tùy từng người bệnh.

  1. Yếu tố miễn dịch: ở một số trẻ nhỏ thì những đợt hen có xuất hiện khi thay đổi các yếu tố môi trường như phấn hoa hay lông súc vật. Bên cạnh đó còn có các tác nhân quan trọng gây khởi phát hen phế quản là do virus. Ở tuổi còn bú, virus hợp bào hô hấp và virus á cúm thường là tác nhân gây bệnh nhiều nhất trong khi đó ở trẻ lớn hơn thì thường là do virus gây viêm mũi. Và càng lớn hơn thì virus cúm đóng vai trò quan trọng gây các cơn hen phế quản.
  2. Yếu tố nội tiết: cơ chế này chưa rõ ràng nhưng thấy rằng tình trạng hen phế quản có thể được cải thiện ở tuổi dậy thì và thường trở nên trầm trọng hơn khi đến tuổi sinh nở (với nữ giới).

Trẻ nhỏ và bệnh hen phế quản

Hen phế quản cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hen phế quản được chia làm 4 mức độ và ở mỗi mức độ trẻ có những biểu hiện khác nhau.

  • Mức độ 1 (có cơn ngắt quãng nhẹ):thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/ 1 lần trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/ lần.
  • Mức độ 3 (cơn dai dẳng trung bình): các triệu chứng hen phế quản xảy ra hằng ngày, cơn hen gây các ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ .
  • Mức độ 4 (cơn dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

 

Triệu chứng của các thể hen phế quản

  • Hen phế quản co thắt: chỉ biểu hiện bằng những cơn ho có những cơn ho có thể giống ho gà. Sau đó sẽ có những cơn ho dữ dội và đôi khi nếu vừa ăn xong trẻ có thể bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
  • Hen phế quản khó thở nhiều: khi lên cơn hen trẻ cảm thấy khó thở, nhiều dich tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
  • Hen gắng sức: kiểu hen này thường xuất hiện sau khi trẻ gắng sức như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều hay có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
  • Hen ác tính: thường xảy ra liên tiếp vào chiều và đêm, thường không đáp ứng với thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.

Hen phế quản ở trẻ nếu không được điều trị khỏi và để kéo dài sẽ gây ra những hậu quả xấu như làm suy giảm chức năng phổi khiến cho lượng ôxy trong máu giảm xuống, lượng cacbonnic tăng lên gây tình trạnh yếu mệt cho trẻ và nếu nặng có thể gây thiếu ôxy và phải cấp cứu. Bên cạnh đó các cơn hen cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm giảm năng suất học tập vì trẻ hay phải nghỉ học nếu tình trạnh bệnh tiếp diễn thường xuyên, kéo dài. Với những trẻ bị viêm phổi nặng thường chậm lớn, còi cọc.

 

Cách xử trí với bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ

Trẻ hen phế quản nhẹ chỉ cần dùng thuốc dẫn phế quản khi có triệu chứng của cơn hen. Khi trẻ lên cơn hen cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, nơi không khí trong lành. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước nhằm làm cho đờm loãng ra và trẻ sẽ dễ thở hơn hoặc cũng có thể cho trẻ hít hơi nước. Đối với những cơn hen nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời tránh các cơn khó thở.

Trẻ nhỏ và bệnh hen phế quản-hình 2

Bé con uống nhiều nước sẽ làm hạn chế tần suất hen của bé.


Phòng ngừa bệnh hen 

Bạn cần giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với những tác nhân gây cơn hen. Cần giũ sạch nơi làm việc, không để trẻ tiếp xúc nhiều với lông súc vật và luôn tạo môi trường thoáng mát cho trẻ:

  • Không để thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ
  • Không để những chất nặng mùi trong nhà.
  • Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .
  • Tránh nhang khói
  • Nơi ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
  • Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành

 

Cùng chuyên mục

Dau 20chan 20sung 20khop.jpg

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (5-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Nuoc dua tot cho suc khoe cua be hinh ava

Nước giải khát mùa hè mà nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là nước dừa tươi. Một trong những đồ uống vừa rẻ, vừa ngon, được bán rộng rãi nữa. Không chỉ vậy, nước dừa tươi còn rất tốt cho bé nữa đấy.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

2 d6330.jpg

Sau tuổi 40, trên thành động mạch cảnh của con người thường xuất hiện các mảng bám giống như giống sáp ong làm tắc nghẽn thành mạch. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc lưu thông máu đến tim của bạn. Vậy, chúng ta nên ăn những thực phẩm nào để tốt cho tim mạch của mình?

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 1428308462176 crop1428308468172p.jpg

Bạn có thể không mấy để tâm đến chai sữa tắm dùng mỗi ngày hay bao nhựa dùng trong lò vi sóng, nhưng những sản phẩm này có thể chứa hóa chất tàn phá cơ thể bạn.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 49318 20131207155602 1430899204048 crop1430899218563p.jpg

Để cải thiện và dự phòng bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng, chúng ta cần chú ý đến tinh thần tốt, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và tập luyện cơ thể khỏe mạnh.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017