Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột

Tác giả: Nhật Khang. Ngày đăng: 11-08-2008

Một trong những lỗi lầm của bậc phụ huynh là không biết cấp cứu sặc sữa cho bé như thế nào. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các sinh linh còn quá nhỏ, cơ thể còn mỏng manh quá đỗi.

Hàng năm, các bệnh viện nhi đồng TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sặc sữa, sặc bột, nhưng đáng tiếc không ít trường hợp tử vong chỉ vì người lớn không biết cách sơ cứu ban đầu. Theo bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn cấp cứu – hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1, các thao tác không khó, nắm vững một số động tác cơ bản này là có thể ứng dụng ngay trong mọi trường hợp cần thiết.

Nguyên nhân làm bé bị sặc sữa

  • Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.
  • Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.
  • Trẻ 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Một số thao tác cấp cứu khi bé con sặc sữa

  1. Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay.
  2. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai
  3. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
  4. Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai vú. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 – 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài. Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
  5. Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Thổi ngạt bằng cách đề trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi + miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.
  6.  Ấn tim: dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú. Ấn 100 lần/phút. Nếu kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim + 1 lần thổi ngạt (trước đó đã thổi 2 cái). Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Lưu ý: trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu oxy, không cấp cứu được.

Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột

Nếu bé con bị sặc sữa, mẹ hãy sơ cứu theo hướng dẫn và mang bé đến trạm y tế gần nhất.

 

Mách các mẹ cách cho con bú không bị sặc

  • Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.
  • Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.
  • Khi cho bú mẹ nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá.
  • Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non.
  • Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.
  • Khi bé bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột - hình 2

Sau khi bé bú xong mẹ nên ẫm bé lên, cho bé kề trên vai, giúp bé tiêu hóa nhanh hơn.

  • Với bé bú bình, mẹ cần chú ý chọn núm vú thích hợp với độ tuổi của bé, tránh trường hợp lỗ to sữa xuống nhiều dễ khiến bé bị sặc.
  • Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để Sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

Tags: mẹo hay

Cùng chuyên mục

4 a4 6389 1421165588 1421223554173.jpg

Sử dụng điện thoại di động, giấy bút ở bưu điện hay rút tiền ở cây ATM đều là những thói quen ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn hơn bạn nghĩ.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Kham 24114 409e6 dc36f crop1401343414448p.jpg

Vì ung thư có rất nhiều loại nên các triệu chứng có thể rất khác nhau giữa từng bệnh cũng như giữa từng người. Tuy nhiên, có thể dễ dàng xác định được khoảng 10 triệu chứng “báo động đỏ” của ung thư cần được để ý và đi khám ngay lập tức.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Nhikhoa

Con cái là tài sản vô giá của các bậc làm cha mẹ. Mặc dù đã có gắng chuẩn bị cho bé một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và một sự chăm sóc chu đáo hàng ngày, bạn vẫn không thể tránh khỏi trường hợp trẻ bị ốm chưa rõ nguyên nhân. Nhiều mẹ tự chẩn đoán bệnh cho bé rồi mua thuốc để sử dụng mà không có sự ...

Các mẹ cần biết

- 08/08/2017

Giup me loi sua hinh 11

​Từ xưa đến nay, các mẹ đã truyền nhau công dụng của những món ăn có thể lợi sữa trong thời kì cho con bú. Nhưng sự đa dạng thực đơn cho mẹ bầu không chỉ dừng lại ở đó. Sữa mẹ có thể “dồi dào” hơn rất nhiều khi mẹ biết được thêm những loại dược phẩm này. Cùng tham khảo để trả lời câu hỏi "ăn gì n...

Các mẹ cần biết

- 21/07/2017

Ngay ngu

​Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến và vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại không tránh gây xấu hổ cho mình và phiền toái cho những người xung quanh. Vậy tại sao khi ngủ bạn lại hay ngáy, thậm chí ngáy to làm cho người bên cạnh cảm thấy khó chịu đến thế?

Các mẹ cần biết

- 18/07/2017