Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột

Tác giả: Nhật Khang. Ngày đăng: 11-08-2008

Một trong những lỗi lầm của bậc phụ huynh là không biết cấp cứu sặc sữa cho bé như thế nào. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các sinh linh còn quá nhỏ, cơ thể còn mỏng manh quá đỗi.

Hàng năm, các bệnh viện nhi đồng TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sặc sữa, sặc bột, nhưng đáng tiếc không ít trường hợp tử vong chỉ vì người lớn không biết cách sơ cứu ban đầu. Theo bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn cấp cứu – hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1, các thao tác không khó, nắm vững một số động tác cơ bản này là có thể ứng dụng ngay trong mọi trường hợp cần thiết.

Nguyên nhân làm bé bị sặc sữa

  • Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.
  • Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.
  • Trẻ 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Một số thao tác cấp cứu khi bé con sặc sữa

  1. Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay.
  2. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai
  3. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
  4. Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai vú. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 – 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài. Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.
  5. Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Thổi ngạt bằng cách đề trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng. Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi + miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.
  6.  Ấn tim: dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú. Ấn 100 lần/phút. Nếu kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim + 1 lần thổi ngạt (trước đó đã thổi 2 cái). Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Lưu ý: trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu oxy, không cấp cứu được.

Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột

Nếu bé con bị sặc sữa, mẹ hãy sơ cứu theo hướng dẫn và mang bé đến trạm y tế gần nhất.

 

Mách các mẹ cách cho con bú không bị sặc

  • Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.
  • Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.
  • Khi cho bú mẹ nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá.
  • Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non.
  • Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.
  • Khi bé bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

Cấp cứu trẻ sặc sữa, sặc bột - hình 2

Sau khi bé bú xong mẹ nên ẫm bé lên, cho bé kề trên vai, giúp bé tiêu hóa nhanh hơn.

  • Với bé bú bình, mẹ cần chú ý chọn núm vú thích hợp với độ tuổi của bé, tránh trường hợp lỗ to sữa xuống nhiều dễ khiến bé bị sặc.
  • Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để Sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

Tags: mẹo hay

Cùng chuyên mục

Dau 20chan 20sung 20khop.jpg

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (5-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có té ngã.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

Nuoc dua tot cho suc khoe cua be hinh ava

Nước giải khát mùa hè mà nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là nước dừa tươi. Một trong những đồ uống vừa rẻ, vừa ngon, được bán rộng rãi nữa. Không chỉ vậy, nước dừa tươi còn rất tốt cho bé nữa đấy.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

2 d6330.jpg

Sau tuổi 40, trên thành động mạch cảnh của con người thường xuất hiện các mảng bám giống như giống sáp ong làm tắc nghẽn thành mạch. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc lưu thông máu đến tim của bạn. Vậy, chúng ta nên ăn những thực phẩm nào để tốt cho tim mạch của mình?

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 1428308462176 crop1428308468172p.jpg

Bạn có thể không mấy để tâm đến chai sữa tắm dùng mỗi ngày hay bao nhựa dùng trong lò vi sóng, nhưng những sản phẩm này có thể chứa hóa chất tàn phá cơ thể bạn.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017

1 49318 20131207155602 1430899204048 crop1430899218563p.jpg

Để cải thiện và dự phòng bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng, chúng ta cần chú ý đến tinh thần tốt, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và tập luyện cơ thể khỏe mạnh.

Các mẹ cần biết

- 25/09/2017