Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến

Tác giả: ka ka. Ngày đăng: 04-03-2017

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến. Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định nhổ răng khôn. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.

Răng khôn là gì và tại sao lại phải nhổ răng khôn?

Răng khôn (răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng, thông thường răng khôn mọc trong giai đoạn 15-25 tuổi, một số ít người sau 30 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại là rất nhiều.

Đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm có 14 răng). Do không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc. Răng mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã mọc ổn định, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ hoặc dễ bị sâu răng cũng như biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng.

Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn. Do răng khôn mọc ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến

Tuy tên là “răng khôn” nhưng em lại gây cho gia chủ không biết bao nhiêu là phiền toái đấy!

 

Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số truờng hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân thậm chí cả tính mạng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định nhổ răng khôn. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.

 

Nếu không nhổ răng khôn kịp thời có thể gây ra một số vấn đề sau:

  • Viêm lợi trùm răng khôn: Là một loại nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng, phần lợi sẽ mọc phủ dày và trùm lên răng khôn. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
  • Bệnh viêm nha chu: Xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Nếu đo túi nha chu vùng này, thường phát hiện túi sâu trên 5mm, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.
  • Răng mọc chen chúc: Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng khác. Chỉ một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ răng khôn là cần thiết.
  • Làm hư các răng khác: Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm liền kề. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự dắt thức ăn thừa ở răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này.
  • Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm , cơ thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được.
  • U nguyên bào men: Hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 2

Răng khôn nếu không được nhổ kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề

 

Những triệu chứng cho thấy bạn đang mọc răng khôn

 Đau nhức lợi:

Khi răng khôn bắt đầu mọc, bệnh nhân đã có thể cảm giác đau nhức bên trong lợi. Cơn đau sẽ gây khó chịu và kéo dài cho đến khi nào răng khôn phát triển. Răng khôn có thể không mọc liền mạch mà phát triển gián đoạn kéo dài và thời gian mọc răng hoàn chỉnh có thể kéo dài đến vài năm, do đó bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều cơn đau do răng khôn mang lại.

Nướu sưng tấy:

Nướu bị sưng cũng là dấu hiệu chính của việc mọc răng khôn. Phần nướu bị sưng không chỉ ở phía bên trên răng mà còn ở xung quanh răng. Đó là do nướu ở người trưởng thành cứng chắc, khi răng mọc cao, phản ứng đầu tiên là nướu cũng giản ra và phồng cao lên. Đến ngưỡng nhất định nó sẽ trở nên căng tức và sưng đau. Lúc răng tách nướu là lúc những phần xung quanh cũng dễ bị sưng to. Nhưng khi răng mọc ổn định, phần lợi sưng sẽ trở lại bình thường.

Sốt nhẹ:

Bị sốt nhẹ là hiện tượng thường xảy ra khi răng khôn đang trong giai đoạn nhú lên. Tuy nhiên, những cơn sốt thường nhẹ, hiếm khi sốt nặng và kéo dài. Nguyên nhân sốt là do lúc răng khôn mọc làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, cảm giác đau nhức là cho nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị sốt. Giống như sưng nướu, cơn sốt có thể qua nhanh hoặc đến khi răng khôn mọc trồi lên thì cảm giác sốt mới hết.

Hàm cử động khó khăn:

Khi răng không mọc lên, bệnh nhân sẽ có cảm giác khung hàm nặng nề hơn, cử động không nhanh nhẹn, thoải mái. Tình trạng nặng nhất là không thể há miệng được để ăn nhai đến khi mà răng trồi hẳn lên và dứt hẳn cơn đau.Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến

 

Quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn (chụp X-quang nếu cần thiết): Trước khi nhổ răng khôn mọc lệch, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng chiếc răng khôn cần nhổ và mô nướu bên ngoài. Sau đó, cho chụp phim để hội chẩn thế – chiều – độ dài của răng, sự tương quan với các răng kế cận và khoảng cách tư chóp răng đến ống dây thần kinh là bao nhiêu. Từ đó, đánh giá mức độ khó dễ của ca nhổ răng khôn.
  • Bước 2: Vệ sinh và gây tê tại chỗ: Bước này tưởng như không cần thiết nhưng lại vô cùng quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Khi vực xung quanh răng nhổ không được làm sạch và vô trùng tốt thì khả năng nhiễm trùng nướu và ổ răng sau khi răng được nhổ là rất cao, có thể dẫn đến áp xe sau nhổ răng khôn. Sau khi đã hội chẩn, phân tích và chắc chắn bệnh nhân không mắc một số bệnh lý đặc biệt, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, chỉ trường hợp nhổ răng khôn quá phức tạp thì mới cân nhắc đến việc gây mê. Thuốc gây tê dạng xịt hay dạng thuốc mỡ sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh dùng kim tiêm.
  • Bước 3: Làm lung lay chân răng: Sau khi gây tê các nha bác sĩ sẽ tiến hành làm lung lay chân răng bằng dụng cụ chuyên khoa để quá trình nhổ răng khôn được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Tiến hành nhổ răng: Tiếp theo các nha bác sĩ sẽ tiến hành lấy răng ra một cách nhẹ nhàng nhất theo từng phần mà không nhổ toàn bộ răng cùng 1 lúc.
  • Bước 5: Cầm máu và đóng nướu: Việc cầm máu phải được diễn ra nhanh chóng và đóng nướu thẩm mỹ với đường khâu đẹp.

Sau khi nhổ răng khôn xong, bệnh nhân sẽ được tư vấn những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng, kê toa kháng viêm (nếu cần) và hẹn lịch tái khám để kết thúc việc nhổ răng khôn.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 3

Quy trình nhổ răng khôn diễn ra khá nhanh gọn!

 

Bạn đã biết đến công nghệ nhổ răng khôn không đau?

Nhổ răng khôn là ca nhổ răng khó nhất trong tất cả các trường hợp đình chỉ răng. Nếu không được bác sỹ giỏi trực tiếp ứng dụng công nghệ hiện đại để phẫu thuật thì việc nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân khi nhổ răng khôn là rất cao.

Bởi vậy, theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa hàng đầu, công nghệ nhổ răng không đau thực sự là ứng dụng hữu ích.

Phương pháp nhổ răng khôn không đau có rất nhiều ưu điểm như:

  • Nhổ răng khôn không đau:

Sở dĩ các phương pháp nhổ răng khôn thông thường gây đau là bởi đã tiến hành tác động trực tiếp đế tổ chức liên kết quanh răng bằng lực bẩy và nhổ mạnh. Nhưng với công nghệ nhổ răng khôn không đau được thực hiện hoàn toàn khác với sự hỗ trợ của nhiều loại thuốc tê tốt nhất.

Thuốc tiêm gây tê cục bộ trên diện rộng với các vùng xung quanh răng, đối với răng khôn là bên dưới xương hàm và phần nướu, để các dây thần kinh khu vực tê liệt. Tùy thuộc từng người mà liều lượng gây tê được điều chỉnh phù hợp để không còn cảm giác đau. Thuốc tê sử dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội nha khoa Pháp ADF.

Thuốc gây tê dạng xịt, dung dịch được xịt trực tiếp lên khu vực chuẩn bị thao tác và sẽ có tác dụng ngay. Thích hợp với mọi đối tượng và giảm thiểu sự lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân vì không cần dùng đến kim tiêm.

Ngoài việc giảm đau bằng phương pháp hiện đại, các nha khoa hiện đại cũng áp dụng dịch vụ thư giãn và chăm sóc hậu phẫu cho bệnh nhân. Sự kết hợp của loại thuốc ibuprofen-paracetamol sử dụng sau khi nhổ răng khôn sẽ có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân trong vòng 72 giờ thay vì 24 giờ như các loại thuốc trước kia.

  • Nhổ răng khôn không gây biến chứng:

Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng, làm đứt hệ thống dây chằng xung quanh răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng. Trước khi tiến hành thao tác nhổ, nha sỹ sẽ thực hiện chụp X-quang đối với những trường hợp khó, xác định vị trí của răng, thế mọc của răng từ đó có thể loại bỏ các tác động có hại đến răng, hoàn toàn không xảy ra bất kỳ biến chứng nào.

  • Liền vết thương nhanh & giảm sưng nề:

Các nha khoa cũng thường sử dụng kết hợp của một chất khử trùng có tên gọi là chlorhexidine và các loại vitamin và khoáng chất. Khi chúng được áp dụng cho các mô sau khi nhổ răng sẽ có hiệu quả trong việc giúp đỡ tái tạo các mô, làm giảm các vấn đề sau khai thác với ổ cắm khô và cho phép các vết thương để chữa lành một cách nhanh chóng; giảm đau đớn và sưng đến mức tối thiểu cho bệnh nhân.

  • Hoàn tất nhanh chóng, nhẹ nhàng:

Thời gian cần thiết để lấy răng ra khỏi xương ổ răng khi nhổ răng khôn là rất ngắn chỉ khoảng vài phút sau nên thao tác nhổ răng ra khỏi tổ chức của nó sau đó rất nhanh chóng. Mô mềm không bị tổn thương nặng nên cầm máu nhanh nên có thể thực hiện đóng nướu tức thì.

Nhờ thế, tổng thời gian nhổ răng khôn công nghệ nhổ răng không đau có thể chỉ mất khoảng 20 – 30 phút/1 răng, thậm chí có thể nhanh hơn.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 4

Với công nghệ nhổ răng khôn không đau, thuốc tê sẽ được xịt thay vì tiêm vào lợi như lúc trước

 

Nhổ răng khôn có gây biến chứng gì không?

Nhổ răng khôn (hay còn gọi là nhổ răng số 8) được xem là một kỹ thuật tiểu phẫu phức tạp hơn so với nhổ răng thông thường, nếu không được nhổ theo đúng quy trình và cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng khi nhổ răng khôn như sau:

1. Chảy máu kéo dài sau nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, tại vị trí này sẽ bị chảy máu và bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn gòn cầm máu liên tục trong những giờ sau đó, tình trạng này sẽ hết sau khi nhổ răng một vài giờ. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài nghiêm trọng có thể là vết rách quá to, và sâu, chóp chân răng bị gãy và để sót lại các tổ chức hạt… hoặc là do bác sĩ đã bỏ qua một số bệnh lý của bệnh nhân ở giai đoạn chẩn đoán như Hemophilia, giảm tiểu cầu.

Biến chứng khi nhổ răng khôn này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Việc bạn cần làm lúc này là hãy liên hệ ngay với bác sĩ hay đến trung tâm để được các bác sĩ kiểm tra lại.

2. Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng khôn

Tình trạng nhiễm trùng viêm huyệt ổ răng khôn, viêm huyệt răng có mủ là một dạng biến chứng khi nhổ răng khôn. Tình trạng này nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn thường do giai đoạn vệ sinh dụng cụ nhổ răng không triệt để, bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân chưa sạch và thao tác chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng của chính bệnh nhân thực hiện chưa đúng.

Biểu hiện của nhiễm trùng là vết thương nhổ răng bị sưng lớn, đau kéo dài trong nhiều ngày. Bạn có thể kiểm soát biến chứng sau khi nhổ răng số 8 trường hợp này bằng các biện pháp đơn giản như súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Đau kéo dài bất thường sau khi nhổ răng khôn

Đau đớn kéo dài bất thường là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng số 8. Đây là một biến chứng gây đau đớn cho bệnh nhân. Ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Nguyên nhân của biến chứng đau đớn kéo dài bất thường là :

­ Răng nhổ không đúng kỹ thuật gây đè ép, tổn thương đến xương ổ răng và vùng quanh răng.Phẫu thuật mở xương quá lớn hoặc mở xương không đủ, nước làm mát cũng như mũi khoan có tốc độ quá cao. Nguyên nhân gây đau do sau nhổ răng bệnh nhân bị viêm huyệt ổ răng ở thể mủ hoặc thể khô.

Vì vậy, để tránh được các biến chứng khi nhổ răng khôn mà chúng tôi đã nêu trên thì các bạn cần lưu ý nên lựa chọn một nha khoa nhổ răng uy tín đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng cũng cần phải được quan tâm đúng cách, tránh để vùng nhổ răng nhiễn trùng dẫn đến biến chứng.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 5

Để tránh được những biến chứng khi nhổ răng khôn, bạn nên tìm đến những nha khoa thật uy tín và an toàn nhé!

 

Khi nào thì nên đi nhổ răng khôn?

Trường hợp có đủ chỗ mọc, răng khôn sẽ mọc thẳng đúng vị trí và không gây vấn đề gì. Thông thường khi răng mọc bạn sẽ cảm thấy hơi đau (hoặc có thể sốt nhẹ) nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời, tình trạng này sẽ biến mất khi răng đã mọc hoàn toàn và đúng vị trí.

Ngược lại, khi không có đủ chỗ mọc, răng khôn sẽ mọc lệch hoặc mọc kẹt gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến những răng lân cận. Vì mọc ở vị trí rất khó làm sạch lại hay gây nhồi nhét thức ăn, răng khôn sẽ là nơi trú ngụ và sinh sôi của các loại vi khuẩn gây viêm nướu, hôi miệng, không những răng khôn mà răng cối thứ 2 kế cận cũng sẽ bị sâu. Khi đó, việc nhổ bỏ răng khôn mọc lệch là điều cần thiết.

Nếu bạn đang có kế hoạch về việc nhổ chúng, bạn nên thực hiện ngay từ khi còn trẻ vì từ sau 35 tuổi, việc nhổ răng khôn được cho là khó hơn và cần nhiều thời gian để phục hồi.

 

Những trường hợp không cần nhổ răng khôn

  • Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
  • Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.

 

Những điều cần lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.

Trước ngày nhổ răng khôn, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng khôn. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 6

Không phải răng khôn nào cũng cần phải nhổ đâu nhé!

 

Những triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn

4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau khi nhổ răng khôn là sưng, đau, sốt và chảy máu.

1. Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng khôn sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.

2. Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.

3. Sốt: Ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, có bệnh nhân sẽ bị sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.

4. Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng khôn. Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.

 

Một số điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn

  • Nếu trong lúc chẩn đoán phải nhổ răng khôn mà bạn đang bị nhiễm trùng (có cảm giác đau ở răng) thì phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết hoặc nha sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn. Trong hầu hết các trường hợp nhổ răng khôn thì giai đoạn phục hồi sẽ kéo dài vài ngày kèm theo thuốc giảm đau của nha sĩ, dần dần hốc răng sẽ được lấp đầy và bạn có thể ăn nhai một cách bình thường. Cách nhổ răng khôn đảm bảo nhưng sau khi nhổ cần thực hiện những lời khuyên sau đây sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi của bạn.
  • Cắn nhẹ nhàng trên miếng gạc và thay gạc thường xuyên khi cảm thấy nó đã ngấm khá nhiều máu. Thông báo tình trạng cụ thể cho nha sĩ nếu bạn vẫn còn bị chảy máu sau 24 giờ phẫu thuật.
  • Cẩn thận không cắn má trong, môi hay lưỡi của bạn vì lúc này khu vực xung quanh vẫn còn tê, cảm giác không được tốt.
  • Gối cao đầu khi nằm để tránh kéo dài thời gian chảy máu.
  • Cố gắng sử dụng túi chườm đá bên ngoài má trong vòng 24 giờ. Bạn có thể chườm với khăn ấm trong 2 – 3 ngày sau đó.

 

Bỏ túi những kiến thức cơ bản về việc nhổ răng khôn phòng khi cần dùng đến - hình ảnh 7

Chườm đá là một trong những cách giúp giảm đau sau khi nhổ răng khôn tại nhà

 

  • Thư giãn sau khi nhổ răng khôn. Hoạt động thể chất mạnh có thể làm tăng việc chảy máu.
  • Ăn các thức ăn mềm như súp loãng, cháo… Dần dần thêm các loại thực phẩm rắn để chế độ ăn uống giúp bạn mau hồi sức.
  • Không sử dụng ống hút trong vài ngày. Ngậm ống hút có thể làm lỏng các cục máu đông và trì hoãn việc hồi phục.
  • Lưu ý không dùng nước muối để súc miệng sau khi nhổ răng khôn.
  • Không hút thuốc ít nhất trong 24 giờ sau khi nhổ. Hút thuốc làm các cục máu đông bị loãng ra, giảm nguồn cung cấp máu, có thể mang mầm bệnh và các chất ô nhiễm vào khoang miệng.
  • Tránh chà xát lưỡi hoặc đụng ngón tay vào phần nhổ răng. Tuy nhiên vẫn phải duy trì đánh răng và cọ lưỡi hàng ngày một cách nhẹ nhàng cẩn thận.

Nhìn chung, răng khôn có vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến định hình của hàm răng. Để càng lâu thì nguy cơ bệnh răng miệng càng cao, dễ dẫn đến sâu răng, hàm xô lệch đặc biệt là đối với các răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Chính vì thế bạn nên tham khảo kỹ các thông tin và đi nhổ răng khôn khi

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Huong dan su dung chi nha khoa 3

Răng miệng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ chức năng cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại với nhiều thói quen xấu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Hôm nay Finizz sẽ gợi ý cho bạn những bác sĩ nha khoa giỏi ở Cao Bằng đê...

Nha khoa

- 05/02/2018

Tre kham rang sau87

Ngày nay, ngoài mong muốn có một hàm răng khỏe, mọi người đều mong muốn có một hàm răng đẹp để giúp họ tự tin hơn. Nếu bạn đang lo lắng về những khiếm khuyết về hàm răng của mình thì hãy tìm đến những phòng khám nha khoa uy tín ở Bình Phước sau đây nhé.

Nha khoa

- 02/02/2018

29

Ngày càng có nhiều phòng khám nha khoa khiến cho việc tìm kiếm được một cơ sở, địa chỉ uy tín trở nên khó khăn hơn. Hãy để bài viết 8 phòng khám nha khoa uy tín ở Lai Châu giúp bạn lựa chọn được một địa chỉ khám nha khoa tốt nhất nhé.

Nha khoa

- 02/02/2018

12

Vấn đề về nha khoa ngày càng được chú trọng hơn. Chính vì thế mà ngành dịch vụ nha khoa được nhiều người quan tâm. Sau đây sẽ là danh sách 6 phòng khám nha khoa uy tín tại Nghệ An. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được một phòng khám tốt để đến chăm sóc răng miệng.

Nha khoa

- 01/02/2018

4

Hiện nay nhu cầu làm đẹp nha khoa này càng được quan tâm hơn. Bởi xã hội càng phát triển, mức sống nâng cao giúp chúng ta càng có điều kiện quan tâm đến sức khỏe răng miệng của mình. Sau đây Finizz cung cấp cho bạn 7 bác sĩ răng hàm mặt giỏi ở Phú Thọ.

Nha khoa

- 01/02/2018