Có nên nhổ răng khôn không?

Tác giả: Nguyễn Danh. Ngày đăng: 13-04-2017

Có nên nhổ răng khôn không? Hiện tượng mọc răng khôn được xem là điều bình thường, thông thường sẽ có khoảng 4 chiếc răng khôn có thể ít hoặc nhiều hơn. Đa số răng khôn thường mọc lệch, mọc ngược vào trong hoặc mọc ngầm do các răng khác trong độ tuổi mọc răng khôn đều đã ổn định, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên khiến chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng hay các biến chứng khác. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn buân khuân có nên nhổ răng khôn không?, cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn.

Tìm hiểu lí do tại sao lại nhổ răng khôn trước khi quyết định có nên nhổ răng khôn không?

 

Đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm có 14 răng). Do không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc. Răng mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã mọc ổn định, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ hoặc dễ bị sâu răng cũng như biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng.

Khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn.

 

Có nên nhổ răng khôn không?

 

Vấn đề có nên nhổ răng khôn hay không không phải là thắc mắc của riêng một ai.

Do răng khôn mọc ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng.

Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.

Trong một số truờng hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân thậm chí cả tính mạng.

 

Câu trả lời cho việc có nên nhổ răng khôn không

 

  1. Trường hợp răng khôn mọc thẳng thì có nên nhổ răng khôn không?

Có những trường hợp mọc răng khôn thẳng, không lệch lạc, không gây đau đớn nhiều và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì cứ để nó mọc tự nhiên, không cần nhổ vậy thì có nên nhổ răng khôn trong trường hợp này không. Bởi thời gian mọc răng khôn chia làm nhiều giai đoạn, mỗi lần răng khôn nhú lên một chút, gây cho bạn cảm giác đau đớn là điều không thể tránh khỏi.

Khi này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau răng khôn tại nhà như chườm đá, ngậm 1 nhánh tỏi hay 1 lát gừng, kết hợp với súc miệng nước muối hàng ngày phòng các bệnh răng miệng. Như vậy, bạn cũng đã có câu trả lời về việc có nên nhổ răng khôn hay không?

 

Có nên nhổ răng khôn không?-hình 2

 

Có nên nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào vị trí của răng khôn như thế nào.

  1. Trường hợp răng khôn mọc lệch thì có nên nhổ răng khôn không?

Những trường hợp răng khôn mọc lệch gây đau đớn nhiều thì bác sĩ khuyên nên nhổ vì thực ra răng khôn không hề có chức năng nhai nên khi nhổ nó đi cũng không ảnh hưởng gì đến chức năng nhai của cả hàm răng.

Có nên nhổ răng khôn không trong trường hợp này thường được các bác sĩ khuyên nhổ bỏ bởi:

  • Răng khôn mọc trong cùng của cung hàm, không có chức năng ăn nhai rõ ràng.
  • Răng mọc lệch gây xô đẩy cả hàm răng, ảnh hưởng khiến răng số 7 lung lay và rụng.
  • Răng khôn mọc lệch là nơi thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…
  • Trường hợp nếu răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ đâm vào răng số 7 và gây các tai biến như viêm lợi trùm.

Nếu tình trạng răng khôn của bạn mà mọc lệch, mọc ngầm thì trường hợp này cũng nên nhổ bởi khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng.

 

Cùng chuyên mục

Be nho rang hinh ava

Mách bạn mẹo giúp bé nhổ răng không đau. Phụ huynh phải nhớ rằng chỉ có thể giúp bé nhổ răng sữa tại nhà còn tất cả các vấn đề về răng vĩnh viễn như răng sâu, hư hại.. thì phải đưa bé đến phòng khám nha khoa để kiểm tra ổ răng, tình trạng răng miệng và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nha Khoa

- 13/04/2017

Co nen nho rang khon hinh ava

Có nên nhổ răng khôn không? Hiện tượng mọc răng khôn được xem là điều bình thường, thông thường sẽ có khoảng 4 chiếc răng khôn có thể ít hoặc nhiều hơn. Đa số răng khôn thường mọc lệch, mọc ngược vào trong hoặc mọc ngầm do các răng khác trong độ tuổi mọc răng khôn đều đã ổn định, không còn chỗ ch...

Nha Khoa

- 13/04/2017

Nieng rang su hinh ava

Ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng sứ. Niềng răng- Chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, móm, thưa, thẩm mỹ răng hô, nệp răng vẩu..để mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười cũng như c...

Nha Khoa

- 13/04/2017

Nieng rang o dau tot nhat tphcm hinh ava

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ niềng răng ở đâu tốt nhất tphcm. Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, là một phương pháp giúp khắc phục tình trạng thẩm mỹ răng hô, móm, răng thưa cũng như giúp điều chỉnh các vấn đề như răng mọc lệch lạc, răng móm (hàm dưới đưa ra), răng hô (hàm trên đưa ra). Nhưng vấn...

Nha Khoa

- 13/04/2017

Nieng rang thao lap hinh ava

Quy trình niềng răng tháo lắp như thế nào? Niềng răng là một hình thức chỉnh nha cho những hàm răng có nhiều khuyết điểm như, móm, răng lệch lạc, răng thưa, chữa răng hô… Ngày nay, ngoài phương pháp niềng răng bằng mắc cài cổ điển, ngành nha khoa còn phát triển thêm phương pháp niềng răng tháo lắ...

Nha Khoa

- 13/04/2017