Giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?

Tác giả: Nguyễn Minh Thiện. Ngày đăng: 14-04-2017

Giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Kỹ thuật nhổ răng khôn hay cụ thể nhổ răng khôn hàm dưới là thao tác khó nhất trong các trường hợp nhổ răng. Bởi răng mọc ở trong cùng của hàm, hơn thế các trường hợp răng mọc lệch không có quy luật lại càng đòi hỏi sự khéo léo của nha sĩ để không được ảnh hưởng tới những chiếc răng kế cận. Cũng vì lẽ đó mà nhiều người quan ngại rằng nhổ răng khôn hàm dưới sẽ gây đau hoặc có thể chảy máu, sốt,.. sau khi nhổ răng khôn.

Trường hợp nào mới nhổ răng khôn hàm dưới?

 

  • Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
  • Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

 

Giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?

 

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không còn phụ thuộc nhiều vào vị trí răng với các răng bên cạnh.

  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
  • Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
  • Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

 

Quy trình nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?

 

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật trang thiết bị được đầu tư đầy đủ cùng thì đây là việc vô cùng dễ dàng không phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lựa chọn cho mình một bác sĩ có tay nghề cao và bề dày kinh nghiệm để yên tâm hơn trong việc điều trị.

Thông thường, để đảm bảo một ca nhổ răng số 8 được an toàn, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nhổ răng theo quy trình như sau:

  • Trước tiên, để xác định chính xác răng số 8 hàm dưới mọc ở vị trí nào thì bác sĩ sẽ cho tiến hành chụp phim X – Quang, để có thể đưa ra những phương pháp nhổ bỏ thích hợp nhất.

Tùy vào vị trí mọc của răng số 8, bác sĩ có thể sẽ phải tách nướu hoặc không. Sau đó sẽ bác sĩ sẽ tiến hành lấy chiếc răng khôn ra khỏi nướu bằng các loại dụng cụ y tế nha khoa.

  • Sau khi lấy được chiếc răng khôn ra khỏi nướu, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt nướu bằng chỉ nha khoa hoặc chỉ tự tiêu. Nếu bác sĩ khâu bằng chỉ nha khoa thì thường 1 tuần sau bệnh nhân sẽ được hẹn lại để đến cắt chỉ.

Quy trình nhổ răng là một quy trình khép kín vì vậy sẽ hạn chế được sự xâm lấn quá mức xuống nướu, do đó không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho nướu hay dây thần kinh. Vì vậy việc nhổ răng số 8 là hoàn toàn bình thường và không gây đau, nguy hiểm hay để lại biến chứng gì cho người bệnh.

 

Giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?-hình 2

 

Tiến trình nhổ răng khôn hàm dưới theo tiêu chuẩn y tế đảm bảo độ chính xác và an toàn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.

Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

 

Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền?

 

Chi phí thông thường cho một lần nhổ răng khôn hàm dưới hiện nay tại các phòng khám có mức giá chênh lệch từ: 800-1500.000đ/ răng.

Giá của dịch vụ nhổ răng khôn hàm dưới không chỉ phụ thuộc vào cơ sở, kỹ thuật của phòng khám mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mộc và các đặc tính của chiếc răng khôn. Cụ thể (vnđ/răng):

  • Nhổ răng nhiều chân (có mở xương)                 800.000     
  • Nhổ răng khôn hàm dưới (Mọc thẳng)               500.000     
  • Nhổ răng khôn hàm dưới (lệch 45 độ)                700.000      
  • Nhổ răng khôn hàm dưới (lệch 90 độ)                900.000    
  • Nhổ răng khôn hàm dưới (ngầm 45 độ)          1.500.000 
  • Nhổ răng khôn hàm dưới (ngầm 90 độ)           2.000.000
  • Nhổ răng khôn hàm dưới khó, phức tạp          4.000.000

Cùng chuyên mục

Phau thuat cuoi ho loi o dau tot hinh ava

Mách bạn tiêu chí lựa chọn địa chỉ phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt và uy tín. Sự ra đời của công nghệ chữa cười hở lợi được đánh giá là một bước phát triển lớn của ngành phẫu thuật thẩm mỹ, giúp khách hàng khắc phục khiếm khuyết, tìm lại nụ cười duyên dáng tự nhiên. Nhưng vấn đề ở đây là làm sao...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Phau thuat cuoi ho loi gia bao nhieu hinh ava

Giải đáp thắc mắc phẫu thuật cười hở lợi giá bao nhiêu. Nụ cười hở lợi không chỉ khiến chúng ta tự ti khi giao tiếp mà còn được coi là điềm xấu trong quan niệm tướng số học. Sự ra đời của các phương pháp chữa cười hở lợi đã mở ra cơ hội giúp mọi người lấy lại nụ cười tự tin và cơ hội trong cuộc s...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Chua cuoi ho loi o dau hinh ava

Chữa cười hở lợi ở đâu là tốt nhất? Nụ cười rạng rỡ mang đến sự tự tin trong giao tiếp và cũng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công cho mỗi người. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp cảm thấy tự ti về nụ cười hở lợi của mình. Do đó nhiều người đang tìm kiếm các phương pháp chữa cười hở lợi...

Nha Khoa

- 17/04/2017

Chua cuoi ho loi khong phau thuat hinh ava

Phương pháp chữa cười hở lợi không phẫu thuật. Nỗi buồn vì có một nụ cười kém duyên của bạn cũng là trăn trở của rất nhiều chị em khác. Nụ cười giúp chúng ta trở nên rạng rỡ và tươi trẻ hơn nhưng chỉ vì cười hở lợi mà chúng ta phải tiết chế, thậm chí không dám cười. Đó cũng là lí do nhiều người t...

Nha Khoa

- 15/04/2017

Phau thuat cuoi ho loi hinh ava

Có nên phẫu thuật cười hở lợi hay không? Nếu khi cười mà để lộ ra phần nướu răng quá nhiều, hay còn gọi là “cười hở lợi” sẽ làm cho bạn thấy rất ngại, rất mất tự tin và kém phần duyên dáng khi giao tiếp. Do đó, mong muốn được chữa cười hở lợi là khát khao của nhiều người nhằm hoàn thiện nụ cười...

Nha Khoa

- 15/04/2017