Có nên trồng răng sứ cố định hay không?

Tác giả: Checker Checking. Ngày đăng: 14-04-2017

Có nên trồng răng sứ cố định hay không? Khi bị mất răng, giải pháp phục hình chính là trồng răng sứ và trồng răng implant. Với trồng răng sứ, có nhiều giải pháp để bạn lựa chọn hoặc được bác sỹ lựa chỉ định tùy thuộc và tình trạng mất răng cụ thể để phục hình thay răng mới. Vậy trồng răng sứ cố định có điểm khác biệt gì, có ưu điểm nào?

Có bao nhiêu phương pháp trồng răng sứ cố định?

  1. Trồng răng sứ cố định bằng cách chụp răng sứ (mão răng sứ)

Về mặt kỹ thuật, phương pháp bọc lại răng thật bằng một chụp răng nhân tạo có hình thể giống với răng thật, đảm bảo tốt chức năng ăn nhai. Cùi răng nhân tạo và cùi răng thật ôm khít nhau đảm bảo cho chụp răng được lưu giữ trong thời gian dài.

 

Có nên trồng răng sứ cố định hay không?

 

Có nhiều phương pháp trồng răng sứ cố định cho bạn lựa chọn.

  1. Trồng răng sứ cố định bằng cách lắp cầu răng

Giải pháp cầu răng được áp dụng khi mất 1 hoặc một số răng mà tình trạng các răng kế cận khoảng trống mất răng vẫn còn chắc khỏe, đủ sức để làm trụ đỡ cho cầu răng, đồng thời xương hàm chưa tiêu hõm, răng cạnh răng mất chưa bị đổ xiên.

Đa số trường hợp lắp cầu răng là do khách hàng lựa chọn để tiết kiệm chi phí khi không muốn cấy chân răng. Giá tiền làm cầu răng sẽ bằng số cầu răng nhân với giá của loại răng sứ mà bạn chọn.

Điểm lưu ý trong trồng răng sứ cố định là gì?

Nhóm phục hình răng cố định có hai giải pháp đó là: Cầu răng sứ và trồng răng implant đây là hai giải pháp có sử dụng răng sứ để phục hình thân răng nên tính thẩm mỹ rất cao. Mặc dù cùng điểm là phục hình cố định nhưng giữa hai giải pháp cầu răng sứ và implant đều có điểm riêng biệt.

Với hình thức cầu răng sứ sẽ tập chung vào phục hình thân răng và không có can thiệp đến chân răng vì vậy giải pháp này vẫn chưa thực sự hoàn hảo.

  • Làm cầu răng về bản chất chỉ phục hình bên trên mà không có trụ răng nên sẽ bị yếu đi theo thời gian, sau một vài năm sẽ giảm khả năng ăn nhai.
  • Cầu răng được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong các trường hợp mất ít răng và với điều kiện các răng kế cận phải khỏe mạnh.
  • Xét về chi phí thì làm cầu răng tiết kiệm hơn và thao tác đơn giản hơn nhưng nếu tính toán kỹ thì cầu răng không phải là giải pháp kinh tế khi mất nhiều răng bởi việc mài nhiều cùi thì đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều răng sứ.

Lợi ích của trồng răng sứ cố định là gì?

  1. Tính thẩm mỹ cao, nhìn như răng thật.

Trồng răng sứ cố định nhìn tự nhiên như răng thật với lớp phủ sứ bên ngoài. Đối với răng sứ kim loại, lớp phủ sứ có có độ trắng và bóng mờ khá giống với răng thật tuy nhiên do khung sườn từ hợp kim nên khi ánh sáng chiếu qua vẫn có bóng mờ màu đen bên trong.

Mão răng toàn sứ thì hoàn hoàn khắc phục được nhược điểm này với độ thấu quang y hệt như ngà răng thật. Không thể phân biệt được bằng mắt thường đó là răng giả làm bằng sứ.

 

Có nên trồng răng sứ cố định hay không?-hình 2

 

Bên cạnh những hạn chế thì ưu điểm của trồng răng cố định vẫn được nhiều người ưa thích hơn.

  1. Trồng răng sứ cố định không bị nhiễm màu

Mão răng sứ được chế tạo với lớp phủ sứ kháng màu, không bị nhiễm màu từ thực phẩm trở nên vàng ố hay đen xỉn hoặc biến đổi màu theo thời gian. Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn không muốn trải qua một thời gian, vật liệu nha khoa biến màu trở nên khác biệt so với màu răng thật ban đầu của mình như phương pháp hàn trám răng.

  1. Tuổi thị và độ bền trung bình của trồng răng sứ cố định khá lâu

Thực chất, răng sứ kim loại có tuổi thọ từ 5-7 năm và răng toàn sứ ít nhất từ 10-15 năm tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc vệ sinh răng miệng như thế nào. Nói cách khác, không gây áp lực quá mức trên răng khi nghiền, cắn chặt răng với vật cứng là một trong những cách để thân răng sứ được duy trì trong một thời gian dài, thậm chí là vĩnh viễn trên cung hàm.

Thân răng sứ gắn cố định trên cùi răng thật, trên trụ răng sứ titan cấy ghép hoặc neo tại chỗ với một cầu răng để thay thế răng mất. Vì vậy bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc răng sứ bị xô lệch nếu được phục hình cẩn thận với công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao. Đây cũng là một trong số những lợi thế khẳng định bọc răng sứ có tốt không.

  1. Đảm bảo chức năng ăn nhai của răng khi trồng răng sứ cố định

Răng sứ bắt chước hoàn toàn những đặc điểm của răng tự nhiên. Không chỉ dừng ở diện mạo, răng sứ có đủ độ bền, khả năng chịu lực để phục hồi đầy đủ chức năng của những răng bị thiếu và hư hỏng trong đó quan trọng nhất là chức năng ăn nhai.

Răng sứ chất lượng tốt, bảo hành chính hãng có độ chịu lực trung bình từ 360Mpa (răng sứ kim loại) lên tới 900MPa (răng toàn sứ), gấp nhiều lần răng thật (chỉ từ 80-120Mpa) đảm bảo chịu được áp lực nhai cắn.

  1. Bảo vệ răng không bị tấn công bởi sâu, vi khuẩn là một trong lợi ích của trồng răng sứ cố định.

Khi được sử dụng để bọc chụp bên ngoài những răng bị hư hỏng, răng sứ không chỉ đóng vai trò phục hồi lại hình dạng của răng mà còn phục vụ cho mục đích bảo vệ răng khỏi bị tấn công sâu hơn bởi vi khuẩn, hoạt động như một thanh nẹp ràng buộc những phần còn lại của răng gãy vỡ hoặc lá chắn khỏi tích tụ mảng bám hay sâu răng.

Đối với những răng bị hỏng tủy, bọc sứ cũng là biện pháp tăng cường bảo vệ cho răng thật vì các răng này sẽ yếu hơn bình thường.

 

Cùng chuyên mục

Nieng rang khenh avt hinh anh

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua. Chiếc răng khểnh mọc lệch với tỉ lệ hợp lý sẽ giúp bạn thật duyên dáng và thu hút. Tuy nhiên, trong những trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức sẽ đem đến cho bạn rất nhiều phiền phức vì thế việc niềng răng khiển sao cho thẩm mỹ là điều mà bạn...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Nieng rang invisalign hinh ava

Niềng răng Invisalign là gì và giá bao nhiêu? Niềng răng invisalign là một phương pháp niềng răng không mắc cài mới cho những ai muốn chỉnh răng nhưng không muốn gắn mắc cài một cách quá lộ liễu. Vậy niềng răng invisalign có những ưu điểm gì và có hữu ích trong chữa răng hô hay không? Phương pháp...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Nieng rang mom hinh ava

Có nên chỉnh răng móm hay không? Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn, hay nói cách khác là khớp cắn ngược, khiến vòm hàm dưới lệch ngoài vòm hàm trên. Đối với trường hợp móm do cả răng và cấu trúc xương hàm thì các bác sĩ sẽ phải kết hợp cả 2 phương pháp là phẫu thuật và niềng răng móm. Vậy ni...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Cac loai nieng rang hinh ava

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay. Hiện nay, các loại niềng răng được chia làm 2 loại chính là có mắc cài và không có mắc cài. Có mắc cài vẫn là loại phổ biến và “mạnh hơn” để xử lý các ca khó. Trên thực tế, có rất nhiều các loại mắc cài niềng răng để cho bạn lựa chọn và mỗi người lại phù hợp...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Quy trinh nieng rang hinh ava

Các bước của quy trình niềng răng. Quá trình niềng răng chỉnh nha mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Vậy quy trình niềng răng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân?

Nha Khoa

- 12/05/2017