Niềng răng chình nha là một phương pháp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian yêu cầu những trang thiết bị hiện đại cùng tay nghề cao của bác sĩ thực hiện. Theo bộ y tế, quy trình niềng răng đạt chuẩn có những bước sau.
Thăm khám và tư vấn- trong những bước quan trọng của quy trình niềng răng
Đầu tiên bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng khó dễ như thế nào.
Chụp phim X-quang xương hàm là một trong khâu quan trọng của quy trình niềng răng.
Lên phác đồ điều trị- lên lộ trình niềng răng là bước không thể thiếu trong quy trình niềng răng.
Dựa trên những kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Các phương pháp niềng răng thường được phân loại theo loại mắc cài sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi.
Bác sĩ cùng trao đổi với những bệnh nhân những vấn đề liên quan đến việc niềng răng giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về việc điều trị của mình.
Lấy dấu hàm- bước quyết định bạn thích hợp với niềng răng nào
Bác sĩ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể trên răng bệnh nhân. Những dữ liệu này sẽ được đánh giá và phân tích kết hợp với đánh giá toàn bộ các vấn đề chức năng khớp thái dương hàm, cơ nhai… Dữ liệu lâm sàng sẽ được nhập liệu trong phần mềm chỉnh nha chuyên dụng để phân tích và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Các kỹ thuật viên sử dụng phần mềm máy tính để chế tác các khí cụ niềng răng tương thích với từng trường hợp cụ thể.
Đeo mắc cài- bước cuối cùng trong quy trình niềng răng
Bác sĩ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân. Bác sĩ đeo mắc cài lên răng cho bệnh nhân, đeo thun định hình và tạo lực kéo như những tính toán trước đó.
Theo dõi chỉnh nha- chăm sóc và theo dõi niềng răng sau khi hoàn thành quy trình niềng răng
Trong suốt thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhạn đến tái khám 1 lần. Tuy nhiên, với kỹ thuật mắc cài trong suốt ( niềng răng không mắc cài ) thời gian cần đi đến phòng nha sẽ được hạn chế đáng kể.
Quy trình niềng răng an toàn được thực hiện bởi bác sĩ giỏi và công nghệ tiên tiến.
Trong các lần tái khám, bệnh nhân sẽ được chụp hình và phim, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng. Và những lúc này bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi trên khuôn mặt mình như thế nào. Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người.
Một số lưu ý khi niềng răng
- Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn nên sử dụng những thực phẩm như các món luộc, các loại nước ép và sữa chua, cơm mềm, cháo, soup
- Theo thời gian điều trị, răng của ban được thắt chặt hơn, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không còn khó chịu hay đau đớn nữa.
- Ngoài ra, trong những chú ý sau khi niềng răng mà bạn cần thực hiện, hãy hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt và các loại thức uống có gas.
- Trong thành phần thực phẩm, đường và tinh bột sinh ra axít và bợn răng, do đó có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi, đồng thời gia tăng tính axit trong môi trường khoang miệng gây ảnh hưởng đến hệ thống khí cụ niềng răng, khiến liệu trình niềng răng gặp phải sự cố và kéo dài hơn so với phác đồ đã đưa ra.