Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền?

Tác giả: Hoa Le. Ngày đăng: 09-05-2017

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền? Trám răng là giải pháp tốt nhất khắc phục các trường hợp như sâu răng, răng sứt mẻ, răng thưa, mỏng men răng, răng vỡ, răng hở. Vậy vấn đề trám răng sâu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý cũng như tình trạng răng miệng, vật liệu trám răng, do đó để biết chính xác chi phí trám răng sau bao nhiêu tiền thì bạn nên kết hợp nhiều nguồn thông tin hơn.

Các vật liệu dùng cho trám răng sâu- Trám răng sâu bao nhiêu tiền?

 

  1. Vật liệu trám răng Composite

Composite là vật liệu trám răng truyền thống phổ biến nhất hiện nay bởi tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên y như răng thật. Rất thích hợp để thực hiện trám răng cửa.

Composite có giá thành rẻ nên được nhiều khách hàng lựa chọn, tuy nhiên chỉ sau khoảng 2-3 năm thì vết trám rất dễ bong bật hoặc đổi màu do độ bền không cao.

 

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền?

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào vật liệu trám là gì.

  1. Vật liệu trám răng Amalgam

Amalgam được cấu tạo từ hợp kim bạc, đồng, thiếc, thủy ngân. Hàn răng bằng Amalgam có độ chịu lực cao, không độc, không kích ứng răng và khoang miệng, độ bền tương đối cao.

Một nhược điểm của amalgam là màu sắc khác hoàn toàn với răng nên chỉ có thể trám những chiếc răng ở bên trong như răng hàm, khi trám răng dễ xảy ra hiện tương khoang rỗng giữa răng và vật liệu làm các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt, đồng thời xuất hiện hiện tượng ê buốt răng.

  1. Vật liệu trám răng GIC

GIC thường được dùng để trám tạm thời ở các răng ít phải ăn nhai. Vật liệu trám răng này có màu sắc gần tương đương với răng tự nhiên và chứa fluor có khả năng chống sâu răng.

Nhược điểm của GIC là tuổi thọ không được cao, thấp hơn cả composite nên thường sử dụng để hàn trám cổ răng bị mòn.

  1. Vật liệu trám răng bằng kim loại

Vật liệu trám răng này có thể là đồng, bạc hay vàng… có độ bền rất cao, giá thành cũng cao hơn các loại vật liệu trám phổ biến. Do màu sắc không tương đồng với răng thật nên vật liệu trám bằng kim loại thường sử dụng để trám răng hàm.

  1. Vật liệu trám sứ Inlay/Onlay

Trám sứ Inlay/Onlay là vật liệu bằng chất liệu sứ đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền chắc ngang với bọc răng sứ. Phương pháp này phù hợp với các ca đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, răng sâu nặng hoặc sứt mẻ lớn. Bởi những ưu điểm trên mà trám sứ có giá thành cao.

 

Dịch vụ trám răng sâu bao nhiêu tiền?

 

  1. Trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào bệnh lý răng miệng.

Kiểu trám răng là yếu tố không thể thiếu để trả lời cho câu hỏi trám răng bao nhiêu tiền vì mỗi cấp độ răng bị tổn thương sẽ có một mức giá khác nhau. Các trường hợp trám răng mẻ, mỏng men răng, răng vỡ, răng hở tùy vào độ nặng nhẹ của răng bị tổn thương mức giá trám răng sẽ có sự biến đổi khác nhau.

Trường hợp trám răng sâu thường có chi phí thấp hơn so với các phương pháp trám răng khác vì răng chỉ cần phục hồi và không quá cầu kỳ về yếu tố thẩm mỹ vì trám răng thẩm mỹ đòi hỏi cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và có mắt thẩm mỹ nhất là trong trường hợp trám răng cửa.

 

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền?-hình 2

 

Tùy mức độ sâu răng khác nhau sẽ cho bạn mức chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền là khác nhau.

  1. Trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vật liệu trám.

Kỹ thuật trám răng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến trám răng sâu bao nhiêu tiền. Hiện nay có hai phương pháp trám răng được áp dụng phổ biến nhất là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp.

Trám răng bằng Inlay/Onlay thường được trám bằng kim loại quý hiếm tại Nha khoa Kim có mức giá dịch vụ trám răng giao động từ 1.500.000- 5.000.000/ 1 răng.

Trám răng trực tiếp bằng vật liệu Composite, amalgam. Đây là phương pháp trám đơn giản nên chỉ cần trực tiếp thực hiện bằng các thao tác đơn giản, nha sĩ chỉ cần đưa chất liệu trám trực tiếp lên răng cần phục hồi và chỉnh sửa tạo dáng thẩm mỹ . Trám trực tiếp chỉ mất từ 15 – 30 phút và chỉ có thể duy trì từ 2 – 5 năm và giá trám răng từ 100.000 – 500.000/ 1 răng.

  1. Trám răng sâu bao nhiêu tiền tùy thuộc vào tình trạng răng miệng khi trám.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền trên thực tế còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Các trường hợp răng bị thương nhẹ sẽ có mức giá trám răng ít hơn. Còn đối với những trường hợp răng vỡ mẻ phức tạp sẽ có giá cả đắt hơn. 

 

Cùng chuyên mục

Nieng rang khenh avt hinh anh

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua. Chiếc răng khểnh mọc lệch với tỉ lệ hợp lý sẽ giúp bạn thật duyên dáng và thu hút. Tuy nhiên, trong những trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức sẽ đem đến cho bạn rất nhiều phiền phức vì thế việc niềng răng khiển sao cho thẩm mỹ là điều mà bạn...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Nieng rang invisalign hinh ava

Niềng răng Invisalign là gì và giá bao nhiêu? Niềng răng invisalign là một phương pháp niềng răng không mắc cài mới cho những ai muốn chỉnh răng nhưng không muốn gắn mắc cài một cách quá lộ liễu. Vậy niềng răng invisalign có những ưu điểm gì và có hữu ích trong chữa răng hô hay không? Phương pháp...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Nieng rang mom hinh ava

Có nên chỉnh răng móm hay không? Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn, hay nói cách khác là khớp cắn ngược, khiến vòm hàm dưới lệch ngoài vòm hàm trên. Đối với trường hợp móm do cả răng và cấu trúc xương hàm thì các bác sĩ sẽ phải kết hợp cả 2 phương pháp là phẫu thuật và niềng răng móm. Vậy ni...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Cac loai nieng rang hinh ava

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay. Hiện nay, các loại niềng răng được chia làm 2 loại chính là có mắc cài và không có mắc cài. Có mắc cài vẫn là loại phổ biến và “mạnh hơn” để xử lý các ca khó. Trên thực tế, có rất nhiều các loại mắc cài niềng răng để cho bạn lựa chọn và mỗi người lại phù hợp...

Nha Khoa

- 12/05/2017

Quy trinh nieng rang hinh ava

Các bước của quy trình niềng răng. Quá trình niềng răng chỉnh nha mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Vậy quy trình niềng răng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân?

Nha Khoa

- 12/05/2017