Bệnh nha chu và cách điều trị nha chu

Tác giả: Tuyet Ha. Ngày đăng: 12-05-2017

Bệnh nha chu và cách điều trị nha chu. Hiện nay bệnh nha chu là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cũng như vấn đề thẩm mỹ của người bệnh. Chúng ta cần hiểu rõ về bệnh nha chu và chỉnh nha thẩm mỹ để phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Hậu quả của bệnh gây ra cực kỳ nghiêm trọng, nếu được chẩn đoán và điều trị nha chu sớm có thể giảm nhẹ nguy cơ mất răng.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở người lớn.

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.

Bệnh nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây hại cho răng, khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng lung lay răng, rụng răng,… Bệnh có diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm, vì vậy bệnh thường được phát hiện khi đã quá muộn.

Bệnh nha chu và cách điều trị nha chu

                                                 Răng bình thường và răng bị viêm nha chu

Triệu chứng của bệnh nha chu

Bệnh có 8 triệu chứng:

+ Nướu chảy máu khi chải răng.

+ Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.

+ Vôi răng đóng ở cổ răng.

+ Hôi miệng

+ Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.

+ Có cảm giác không bình thường khi nhai.

+ Răng lung lay.

+ Răng dịch chuyển và thưa dần.

Tác hại của bệnh nha chu

Nha chu có nhiều cấp độ. Ban đầu bệnh không có biểu hiện gì bất thường, tiếp theo khi đụng vào nướu thì chảy máu và sau đó không đụng chạm nướu cũng tự chảy máu.Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống và tạo chứng đau dạ dày.

Bệnh nha chu và cách điều trị nha chu- hình 2

                      Bệnh nha chu nếu không được chữa trị sớm có thể là nguyên nhân dẫn đến mất răng

Điều trị nha chu

Có 4 loại điều trị nha chu căn bản được áp dụng: điều trị nha chu khẩn cấp, điều trị nha chu phẫu thuật, điều trị nha chu không phẫu thuật và điều trị nha chu duy trì. Điều trị nha chu không phẫu thuật có tỉ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên trong bệnh nha chu. Nha sĩ sẽ đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các yếu tố đó bằng cách:

  • Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kĩ thuật.
  • Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kĩ thuật.
  • Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không giữ được)
  • Cố định răng (Nếu răng lung lay)
  • Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết)
  • Lấy vôi răng, xử lý mặt gốc răng: lấy vôi răng là một thủ thuật không nhẩt thiết do bác sĩ thực hiện, được chỉ định cho tất cả mọi kế hoạch điều trị nha chu.

Chăm sóc sau khi thực hiện điều trị nha chu

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc điều trị bệnh nha chu.

+ Tránh hút thuốc lá

+ Chải răng đúng phương pháp, không quá thô bạo, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.

+ Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu. Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa răng.

+ Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Gia chup x quang rang hinh ava

Giá chụp x quang răng là bao nhiêu tiền? Nếu bạn gặp vấn đề răng hàm trong một số trường hợp như khi chữa sâu răng, niềng răng, cắm implant, nhổ răng khôn… chụp X-quang được yêu cầu để giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chính xác. Với khoa học tiên tiến, kỹ thuật chụp x quang răng cũng được nâng cao...

Nha Khoa

- 08/04/2017

Chup x quang rang khi mang thai hinh ava

Chụp x quang răng khi mang thai nên hay không nên? X quang răng là một phương pháp quan trọng, giúp bác sỹ chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý của hệ thống răng- xương hàm trên dưới – hệ thống xoang mặt. Tuy nhiên trong trường hợp chụp x quang răng khi mang thai gây ảnh hưởng ...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Chup x quang rang co hai hay khong hinh ava

Chụp x quang răng có hại không? Chụp x quang răng sẽ cho thấy những khe hở, những cấu trúc răng ẩn (như răng khôn), và tình trạng mất xương không nhìn thấy khi khám bằng mắt thường. Chụp x quang nha khoa thực hiện để theo dõi sau khi điều trị nha khoa. Tuy nhiên liên quan đến chụp x quang- tia x-...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Cach lay cao rang tai nha hinh ava

Tổng hợp một số cách lấy cao răng tại nhà. Cao răng có thể phá hủy các nướng răng và gây viêm răng. Nếu bỏ qua, chúng có thể gây sâu răng diện rộng, bên cạnh đó làm răng bị xỉn vàng mất đi vẻ đẹp tự nhiên của răng. Vậy có cách lấy cao răng tại nhà đơn giản không? Lấy cao răng như thế nào để hiệu ...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Cach cham soc rang sau khi lay cao rang hinh ava

Một số mẹo cho cách chăm sóc răng sau khi lấy cao răng. Lấy cao răng tuy chỉ là một thủ thuật đơn giản, nhưng bạn vẫn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện, nhằm tránh những nguy cơ có thể xảy ra như chảy máu chân răng hay không loại bỏ hoàn toàn mảng bám ở thân răng và dưới nướu. S...

Nha Khoa

- 07/04/2017