Bệnh thủy đậu có lây không?

Tác giả: Thuong Hoai. Ngày đăng: 18-05-2017

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng người lớn bị thủy đậu cũng không phải là trường hợp hiếm. Trong gia đình nếu người nào chưa từng bị sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nếu tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella – Zoster gây ra. Theo các thống kê cho thấy, người chưa được tiêm phòng thủy đậu hay chưa có miễn dịch với bệnh nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh lên đến 90% . Đây là căn bệnh dễ truyền nhiễm và dễ lây lan thành dịch nếu bạn không biết cách phòng ngừa.

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

  • Lây qua tiếp xúc thông thường: tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn của người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân hay đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi, quần áo, đồ dùng làm việc,… của người mắc bệnh thủy đậu thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
  • Lây qua đường hô hấp: Vi khuẩn từ những người đang bị thủy đậu sẽ có xu hướng lan truyền qua người bình thường khi nói chuyện, tiếp xúc mỗi ngày hoặc thông qua ho, hắt hơi, sổ mũi. Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm thì người bệnh phải đeo khẩu trang mỗi khi nói chuyện, tiếp xúc với người khác, đặc biệt cần cách ly mỗi khi ăn uống.
  • Lây lan trước khi nổi ban:  bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trước thời điểm nổi ban, đây là giai đoạn ủ bệnh tuy nhiên trong thời gian này thì người bệnh cũng đã mang trong người virus gây bệnh, do đó mà nó có thể lây nhiễm sang những người khác. Muốn phòng tránh hiện tượng này thì người bệnh cần phải được theo dõi trong thời gian đầu bị bệnh, áp dụng những phương pháp phòng tránh cần thiết.
  • Lây lan khi mụn nước đã đóng vảy: Cho dù người bệnh đã không còn nổi ban, mụn nước nữa. Những nốt ban này đã được đóng vảy thì virus  từ những mụn ban thủy đậu vẫn chưa được tiêu diệt triệt để, do đó khi nó gặp được điều kiện thuận lợi vẫn có thể phát triển ở cơ thể của người khác, nhất là người có hệ miễn dịch yếu.
  • Lây lan nhanh ở trẻ nhỏ: Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 90% trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu sẽ lây lan sang những thành viên khác trong gia đình. Điều này xảy ra do lúc này trẻ vẫn còn nhỏ, không thể tự chăm sóc được bản thân và cần sự hỗ trợ từ phía người thân. Đây là nguyên nhân vì sao những người trong gia đình dễ bị mắc thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu có thể lây qua việc sử dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân của người bệnh

Cách phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu

Như đã đề cập, bệnh thủy đậu không những có thể lây nhiễm mà còn có nguy cơ lây rất rộng. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người bị thủy đậu thì các thành viên còn lại cần có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn lây lan, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và những người hệ miễn dịch yếu, hoặc người chưa từng bị thủy đậu.

Trong gia đình, nếu có người nhiễm bệnh, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt, cần duy trì sự hạn chế này cho đến sau khi các nốt ban lành hẳn, bởi sau khi nốt ban đóng vảy, sự lây truyền vẫn có thể diễn ra.
  • Đối với người nhà trực tiếp chăm sóc người bị thủy đậu cần đeo khẩu trang, bao tay y tế,… Ngay sau khi tiếp xúc cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Bệnh thủy đậu có lây không?-hình 2

                                            Đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

 

  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh phòng người bệnh và cả nhà bằng các dung dịch diệt khuẩn.
  • Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em, người lớn và phụ nữ trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Bệnh thủy đậu vốn là một bệnh phổ biến và lành tính nếu được chăm sóc tốt, tuy nhiên các biến chứng gây ra như viêm phổi, viêm não và màng não rất nguy hiểm. Bởi vậy, mỗi người cần hiểu rõ được cơ chế lây lan để phòng tránh cho gia đình và bản thân kịp thời khi có người thân bị bệnh thủy đậu.

Cùng chuyên mục

Benh vay ca ava

Bệnh vảy cá và những điều cần biết. Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris). Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa x...

Da Liễu

- 30/06/2017

Tim hieu cach chua nam mong tay va nam mong chan ava

Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân. Môi trường sống, thời tiết nóng ẩm, hóa chất…là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm móng đang khá phổ biến. Việc tìm hiểu và có phương pháp điều trị khi mắc bệnh là rất cần thiết và hữu ích.

Da Liễu

- 30/06/2017

Cach tri nam da dau don gian va hieu qua ava

Cách trị nấm da đầu đơn giản và hiệu quả. Rất nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết bệnh nấm da đầu, đây là một trong những dạng bệnh ngoài da phổ biến, song hầu hết người mắc nấm đều chủ quan đối với những triệu chứng nấm da đầu sớm, mà chỉ xem đó là do vệ sinh kém gây nên gà...

Da Liễu

- 30/06/2017

Dieu ban can biet ve benh ghe va cach chua benh ghe ava

Điều bạn cần biết về bệnh ghẻ nước và cách chữa bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bệnh ghẻ nước xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như kẽ ngón tay, bẹn, thắt lưng… Nhiều người vẫn chủ quan với bệnh ghẻ nước mà không điều trị sớm hoặc tự ý...

Da Liễu

- 30/06/2017

Benh nam da dau ava

Những biểu hiện của bệnh nấm da đầu. Nấm da đầu, nấm tóc là một dạng bệnh viêm nhiễm ở chân tóc khiến da đầu người bệnh luôn ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn khiến người bệnh mất tự tin bởi tóc lúc nào cũng trong tình trạng bết, dính tóc. Cùng tìm hiểu những biểu hiện của bệnh nấ...

Da Liễu

- 18/06/2017