Viêm nang lông ở chân có trị được không?

Tác giả: Hoàng Đặng. Ngày đăng: 23-05-2017

Viêm nang lông ở chân có trị được không?.Viêm nang lông ở chân gây ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẩn đỏ khiến da dễ bị viêm nhiễm, thâm đen, sần sùi. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, dưới đây chúng tôi xin bật mí một số cách trị viêm nang lông ở chân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

Viêm nang lông ở chân là gì?

Viêm nang lông ở chân là tình trạng nhiễm trùng của các nang lông. Nang là nơi mọc ra sợi lông, nằm ở dưới da. Bệnh khá phổ biến ở các vận động viên đổ mồ hôi nhiều bởi đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây viêm nang lông ở chân phát triển mạnh.

Viêm nang lông ở chân có trị được không?-hình 1

Viêm nang lông ở chân

Có một số yếu tố thuận lợi như khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường  bị ô nhiễm, bụi bẩn.  Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những yếu tố thuận lợi thường gây viêm nang lông ở chân. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục-hậu môn, mông rất hay bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông ở chân hơn người bình thường.
Các tác nhân gây viêm nang lông ở chân có nhiều loại. Đa số trường hợp viêm nang lông ở chân là do tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do vi khuẩn Gram âm,  Pseudomonas, Proteus..., nấm men, nấm sợi, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex.
Cách trị viêm nang lông ở chân hiệu quả ngay tại nhà

Cách trị viêm nang lông ở chân bằng cám gạo

Viêm nang lông ở chân có trị được không?-hình 2

Cách trị viêm nang lông ở chân bằng cám gạo


Chuẩn bị: cám gạo + sữa tươi + chanh tươi
Thực hiện:
– Để trị viêm nang lông ở chân bạn cho cám gạo ra bát thủy tinh sạch, cho sữa tươi không đường với 3 muỗng cafe nước cốt chanh vào và trộn thật đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
– Vệ sinh vùng da bị viêm nang lông bằng khăn ấm giúp lỗ chân lông giãn nở và dễ dàng thẩm thấu các dưỡng chất hơn.
– Thoa hỗn hợp trên lên vùng viêm nang lông ở chân và giữ nguyên trong khoảng 20 phút. Rửa lại bằng nước sạch và lau khô. 
Cách chữa bệnh viêm nang lông ở chân bằng dầu dừa

Viêm nang lông ở chân có trị được không?-hình 3

Cách điều trị viêm chân lông ở chân bằng dầu dừa


Để trị viêm nang lông ở chân bạn chuẩn bị: dầu dừa
Thực hiện:
– Tẩy tế bào chết tại vùng da cần trị viêm nang lông.
– Để da khô tự nhiên sau đó bạn thoa dầu dừa lên khắp vùng da bị viêm nang lông. Chú ý, nên thoa dầu dừa ấm sẽ giúp các tinh chất dễ thẩm thấu vào da hơn.
– Massage liên tục khoảng 5 phút rồi để dầu khô tự nhiên trong khoảng 2h rồi tắm rửa sạch sẽ. Nên thực hiện 2-3 lần/ tuần.
Cách điều trị viêm nang lông nặng ở chân:         

- Điều trị tại chỗ viêm nang lông ở chân: Có thể dùng các thuốc bôi chông nhiễm trùng như betadin, cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin...

 - Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.

- Kháng sinh: trong trường hợp viêm nang lông ở chân do tụ cầu có thể sử dụng kháng sinh đường toàn thân khi cần thiết. Các kháng sinh thuộc nhóm õ-lactamin, amoxillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng và cách sử dụng theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của nhà sản xuất.

 - Viêm nang lông ở chân do vi khuẩn Gram âm: cần phải ngừng kháng sinh đang sử dụng, rửa benzoyl peroxide và cho ampixillin hoặc co-trimoxazol. Trong một số trường hợp phải cho Isotretinoin. Tuy nhiên, isotretinoin là thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt có thể gây quái thai ở phụ nữ khi sử dụng thuốc này nên cần phải có chỉ định của thày thuốc.

- Viêm nang lông ở chân do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như Nizoral, Canesten, Mycoster.... Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như  itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày hoặc terbinafine uống 250mg/ngày trong 14 ngày. Đối với nấm men candida dùng itraconazole 100mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày, hoặc fluconazol 150mg uống 2viên/ngày trong 14 ngày.

 - Viêm nang lông ở chân do vi rút herpes, có thể bôi kem acyclovir 6lần/ngày và uống acyclovir 400mg 3lần/ngày hoặc 200mg 5lần/ngày, hoặc valacyclovir 500mg uống 2 lần/ngày.

- Viêm nang lông ở chân do demodex: có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.

 

Cùng chuyên mục

Noi mun nhot o vung kin la gi hinh avatar

Nổi mụn nhọt ở vùng kín do đâu?.Nổi mụn nhọt ở vùng kín không chỉ gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có thể chính là nguyên nhân khiến cho các chị em bị viêm nhiễm hay là nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có biểu hiện nổi mụn nhọt ở vùng kín các c...

Da liễu

- 09/06/2017

Benh pemphigoid hinh avatar

Bệnh Pemphigiod bọng nước có nguy hiểm không?.Bệnh Pemphigoid bong nước là bệnh da bọng nước tự miễn, bọng nước nằm dưới thượng bì. Bệnh Pemphigoid hay gặp ở người lớn tuổi, từ 50-60 tuổi trở lên, đặc biệt là trên 70 tuổi, có thể gặp ở người trẻ nhưng rất hiếm ở trẻ em. Nam và nữ mắc bệnh như nha...

Da liễu

- 09/06/2017

Benh pemphigus hinh avatar

Bệnh Pemphigus – bệnh da bọng nước tự miễn. Bệnh Pemphigus thuộc nhóm bệnh da có bọng nước tự miễn đặc trưng bởi tổn thương bọng nước ở da và niêm mạc. Nguyên nhân của bệnh Pemphigus là do xuất hiện tự kháng thể chống lại bề mặt tế bào gai, dẫn đến mất liên kết giữa các tế bào này.

Da liễu

- 09/06/2017

Hoi chung stevens johnson hinh avatar

hội chứng stevens Johnson có nguy hiểm không? Hội chứng Stevens Johnson là một hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc. Căn nguyên của hội chứng Stevens Johnson do dị ứng thuốc hoặc nhiễm trùng. Hội chứng Stevens Johnson thường bắt đầu bằng các triệu chứng giống như cúm, s...

Da liễu

- 09/06/2017

Hoi chung lyell hinh avatar

Hội chứng Lyell có nguy hiểm không?.Hội chứng Lyell còn được gọi là hoại tử thượng bì do nhiễm độc (Toxic Epidermal Necrolysis – TEN) là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng, tiến triển nặng. Phần lớn nguyên nhân là do thuốc và đây là thể lâm sàng nặng nhất của dị ứng thuốc.

Da liễu

- 09/06/2017