Hội chứng Stevens Johnson là gì?
Hội chứng Stevens-Johnson là bệnh viêm da dị ứng cấp tính. Bệnh này thường không phổ biến và không dễ mắc phải. Hội chứng Stevens-Johnson có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, cần phải được chữa trị kịp thời và có thể phải được điều trị ở khu vực chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.
Nam giới thường có nguy cơ mắc hội chứng Stevens Johnson cao hơn phụ nữ. Đa số các trường hợp mắc hội chứng Stevens Johson có liên quan nhiều đến việc sử dụng một vài loại thuốc đặc trị, bệnh thường bắt đầu từ 1 đến 3 tuần sau khi sử dụng thuốc lần đầu tiên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc hội chứng Stevens Johnson bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Stevens Johnson
Hội chứng Stevens Johnson thường bắt đầu bằng một cơn sốt cao và các triệu chứng giống như cảm cúm. Sau 1 đến 3 ngày, chứng tổn thương da bắt đầu xuất hiện. Chứng phát ban bao gồm các thương tổn nổi lên ở da trông giống như các vết phồng giộp. Các nốt phồng này sẽ tróc ra dẫn đến bị chảy nước và để lại làn da mẫn đỏ.
Sự nguy hiểm của hội chứng Stevens Johnson
Bạn có thể bị đau nhức ở miệng gây khó khăn cho việc nuốt và có xuất hiện các vết loét ở niêm mạc mũi, mắt và bộ phận sinh dục. Chứng viêm loét miệng có thể kéo dài trong nhiều tháng. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm chứng nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt hoặc khô mắt, lo lắng hoặc có vấn đề về thị giác.
Có 4 yếu tố dẫn đến hội chứng Steven Johnson, đó là: do dị ứng thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị gout, thuốc kháng viêm giảm đau, vắc xin..); do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (herpex, coxsakies, influeza, vi rút viêm gan, Epsein - Barr vi rút, enterovirus, liên cầu nhóm A…); do bệnh lý ác tính, và còn lại là do vô căn.
Hội chứng Stevens Johnson
Đặc điểm lâm sàng của hội chứng Stevens Johnson gồm các triệu chứng ở toàn thân như sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau khớp, nôn ói, tiêu chảy; trường hợp nặng có thể thay đổi ý thức, lơ mơ, hôn mê; các triệu chứng ở da niêm như các hồng ban đa dạng ở da, niêm mạc, nhiều mụn nước, bóng nước, có nhiều chỗ trợt và hoại tử da, kèm theo đó là những tổn thương niêm mạc lan tỏa gây viêm lở loét các hốc tự nhiên, thường từ 2 hốc trở lên như viêm loét chảy máu trong miệng và quanh miệng, viêm kết mạc, chảy máu dưới kết mạc, loét giác mạc, viêm đường sinh dục tiết niệu. Về vị trí tổn thương, lúc đầu đối xứng ở 2 tay, 2 chân, mặt, phần trên thân người, sau diễn tiến lan rộng ra toàn thân.
Hướng điều trị hội chứng Stevens Johnson
Việc điều trị hội chứng Steven Johnson giống như điều trị cho một người bệnh bỏng. Những người bệnh bị Steven Johnson đều cần phải nhập viện, theo dõi chặt chẽ. Sau khi tình trạng đã ổn định, cần tìm ra nguyên nhân. Đối với những trường hợp bị dị ứng thuốc, cần xác định loại thuốc bị dị ứng và sau khi xuất viện, bác sĩ cần tư vấn cho người bệnh tuyệt đối không được sử dụng lại loại thuốc đã gây dị ứng.
Riêng trong các trường hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh, bác sĩ Tài khuyến cáo bệnh nhân khi phát hiện có các dấu hiệu lạ như: nổi mẩn, dị ứng, buồn nôn, đắng họng hoặc các dấu hiệu bất thường khác, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hậu quả mà hiện tượng phản ứng thuốc có thể xảy ra.