Bệnh vảy cá và những điều cần biết

Tác giả: Nhung Huyền. Ngày đăng: 01-06-2017

Bệnh vảy cá và những điều cần biết. Vảy cá hay da vảy cá là bệnh lý da có nguồn gốc từ một nhóm bệnh, trong đó bệnh vảy cá thông thường (Ichthyosis vulgaris). Đông y gọi là “lân bì tiên” hoặc “can bì tiên” hay gặp nhất ở những người da khô và trẻ em. Bệnh giảm nhẹ hoặc biến mất tạm thời vào mùa xuân - hè, nhưng khi độ ẩm không khí giảm xuống, trời lạnh bệnh lại tái phát. Vì vậy, mùa thu - đông, da khô ráp như vảy cá, tuy không gây ra cảm giác khó chịu (nếu có cũng chỉ hơi ngứa ngáy) nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Bệnh da vảy cá

Là một nhóm bệnh da di truyền hoặc mắc phải có biểu hiện đặc trưng là nhiều vảy da lan tỏa. Ichthyosis là một thuật ngữ xuất phát từ “ichthy” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “cá”.

Bệnh vảy cá di truyền thường xuất hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc những tháng đầu hoặc những năm đầu sau khi sinh và tồn tại suốt cuộc đời. Di truyền về sự sừng hóa bất thường đặc trưng bằng nhiều vảy da có thể kèm theo hoặc không kèm theo quá sản thượng bì và thâm nhiễm viêm. Nhiều vảy da phản ánh sự thay đổi biệt hóa của thượng bì.

Bệnh vảy cá và những điều cần biết

                                                                                     Bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá bẩm sinh

Bệnh vảy cá thông thường là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh vẩy cá di truyền, là bệnh di truyền gen trội với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Thường biểu hiện triệu chứng rõ vào mùa thu đông và có thể mất đi vào mùa hè. Bệnh hiếm khi biểu hiện nặng.Tỷ lệ nam = nữ và tỷ lệ mắc khoảng 1/250. Bệnh có tỷ lệ mắc đồng thời với viêm da cơ địa (và các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen...) khoảng 37-50%.

Biểu hiện lâm sàng: Biểu hiện da khô, bong vẩy khi sơ sinh và thường khoảng 2 tháng sau sinh hoặc muộn hơn. Vẩy da trắng xám, nhỏ mịn, mảnh nhỏ cuộn tròn bám nửa vào da. Da toàn thân bong vẩy bất thường nhưng chủ yếu ở mặt duỗi, đặc biệt ở cẳng chân. Không bị thương tổn ở các nếp gấp. Ở thân, tổn thương ở thành bụng nhưng vùng bẹn bình thường. Da mặt thương tổn có ở trán, quanh miệng, có thể có gàu nhẹ ở da đầu. Bàn tay, bàn chân các vân tay trở nên rõ đó là biểu hiện của dày sừng nhẹ. Dày sừng nang lông là biểu hiện thường gặp của bệnh này nhưng cũng gặp trong viêm da cơ địa, thương tổn ở cánh tay và đùi. Bệnh rõ lên vào mùa thu đông và nhẹ dần theo tuổi. Không tổn thương lông, tóc, móng và răng, niêm mạc, mắt.

Bệnh vảy cá có chữa được không?

Việc điều trị bệnh vảy cá hiện nay vẫn chưa có thể điều trị bệnh dứt điểm trong thời gian ngắn mà chỉ có thể điều trị kết hợp sinh hoạt để điều trị căn bệnh này. Một số thuốc trị bệnh vảy cá thường dùng điển hình như:

* Điều trị bằng Tây y:

Về phương pháp điều trị theo tây y, các loại thuốc phổ biến được sử dụng là những chế phẩm có chứa corticoid như: eumovate, lacticare HC, fucidin H…; mỡ salicylic 3%; thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da, tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bôi corticoid thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần có chỉ định từ bác sĩ để phòng tránh các tác hại không tốt từ thuốc, giúp bệnh khỏi một cách sớm nhất có thể.

* Điều trị bằng Đông y:

Một số bài thuốc được dùng điều trị bệnh vảy cá cho hiệu quả cao mà mọi người có thể tham khảo như:

Bài thuốc 1: Nhân sâm 8gr, bạch truật 10gr, phục linh 10gr, cam thảo 4gr, đương quy 12gr, sinh địa 20gr, bạch thược 12gr, xuyên khung 6gr, hoàng kỳ 12gr, quế chi 8gr. Sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Thuốc uống trong: Đào nhân 12gr, hồng hoa 9gr, đương quy 9gr, sinh địa 9gr, xuyên khung 5gr, xích thược 6gr, ngưu tất 9gr, cát cánh 5gr, sài hồ 3gr, chỉ xác 6gr, cam thảo 3gr. Sắc nước uống trong ngày.

Bài thuốc bôi: Ngoài việc dùng 2 bài thuốc sắc ở trên thì mọi người có thể tham khảo thêm một số bài thuốc rửa, bôi ngoài da như: Dùng 15gr đại hoàng, 20gr quế chi, 30gr đào nhân nấu nước rửa. Sau đó, bôi cao đương quy lên chỗ da bị bệnh. Cao đương quy bao gồm: Đun sôi 60gr dầu vừng rồi cho 20gr đương quy vào đun cho đến khi quắt lại, vớt vỏ bã, cho 6gr hoàng lạp vào trộn đều.

Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ những chuyên gia có chuyên môn để đẩy lùi căn bệnh vảy cá mãn tính này nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

 

Cùng chuyên mục

Cach tri seo thuy dau hieu qua va nhanh chong ava

Cách trị sẹo thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh và còn nguy cơ vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng dù chữa khỏi thì hậu quả sau đó là sẹo thâm, sẹo lõm sau thủy đậu. Theo chuyên gia sẹo thủy đậu khó điều trị, để điều trị được thì bạn cầ...

Da Liễu

- 19/05/2017

Cach cham soc tre bi thuy dau ava

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng...

Da Liễu

- 19/05/2017

Nhung dieu can tranh khi bi thuy dau ava

Những điều cần tránh khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm do virus gây ra, và cần có nhiều lưu ý, kiêng kị trong quá trình bị bệnh,...do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều cần tránh khi bị bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Da Liễu

- 18/05/2017

Benh thuy dau co lay khong ava

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng n...

Da Liễu

- 18/05/2017

Chua benh thuy dau ava

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứ...

Da Liễu

- 18/05/2017