Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì?

Tác giả: Hong Linh Nguyen. Ngày đăng: 02-06-2017

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì? Bạn đang lo lắng không biết bệnh bạch biến là gì? Chúng có nguy hiểm không? Nếu cơ thể bạn có một đốm trắng, rồi nhiều đốm trắng. Các đốm trắng này cứ loang dần, loang dần theo thời gian... Đó chính là dấu hiệu đầu tiên thường thấy của bệnh bạch biến. Vậy bệnh bạch biến là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là gì? Bạch biến là bệnh gây nên do một số tế bào sắc tố trong da bị hư tổn làm cho da bị mất sắc tố melamin, khiến da biến thành màu trắng hay nổi những đốm trắng.

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì?

                                   Bệnh bạch biến là gì chính là câu hỏi chung của rất nhiều người

Các tổn thương do bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, niêm mạc, mặt duỗi bàn chân bàn tay. Bệnh có thể xuất hiện ở một vài vùng da trên cơ thể hoặc lan tỏa rộng, nhiều hơn thậm chí có thể chiếm tới 80% diện tích cơ thể.

Vì tại một số khu vực da của bệnh nhân bị bạch biến đã bị mất sắc tố melalin nên rất dễ bị bỏng nắng, do đó bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư da rất cao.. Như vậy với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về bệnh bạch biến là gì rồi nhỉ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về bệnh bạch biến bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến.

Nguyên nhân bệnh bạch biến- Bệnh bạch biến là gì?

Cho đến nay vẫn còn chưa rõ về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, người ta xác định bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn dịch có đặc hiệu cơ quan được biểu hiện bởi sự xuất hiện kháng thể chống lại tế bào sắc tố (melanocyte) trong máu và chính tế bào này đã bị phá hủy trong quá trình tiến triển của bệnh.

Có một số yếu tố khiến bệnh phát triển nhanh hơn như:

  • Người bệnh quá căng thẳng.
  • Tiếp xúc với các chất như phenol, thiol.
  • Mắc một số bệnh khác như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính…cũng có thể dẫn đến việc mắc bệnh bạch biến và làm bệnh nhanh nặng hơn.

Dấu hiệu bệnh bạch biến- Bệnh bạch biến là gì?

  • Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.
  • Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh bạch biến còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn. Bệnh bạch biến không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì?-hình 2

 Nếu bạn không tìm hiểu kĩ bệnh bạch biến là gì thì sẽ không phòng tránh được những di chứng sau này của bệnh.

Bệnh bạch biến có lây không?- Bệnh bạch biến là gì?

Người bị bệnh bạch biến nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra khắp người, song bệnh không lây từ người bệnh sang người lành, vì thế không nên có sự kỳ thị với người bệnh mà khiến cho người bệnh căng thẳng, mệt mỏi hơn. Bệnh bạch biến có tính chất di truyền, khoảng 30% người bệnh có người trong gia đình cũng bị bệnh bạch biến.

Bệnh bạch biến có chữa được không?- Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh rất khó điều trị, có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ…

Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh bạch biến để có biện pháp khắc phục, bên cạnh đó việc dùng phương pháp nào điều trị cũng cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh, từ đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh được.

Điều trị bệnh bạch biến- Bệnh bạch biến là gì?

1.Thuốc chữa bạch biến

  • Thuốc Corticosteroids bôi tại chỗ. Thuốc corticosteroids toàn thân prednisonole liều 0.3-0.5mg/kg/ngày cũng cho hiệu quả điều trị cao. Tại phòng khám các bác sĩ sử dụng một số loại thuốc khác như betamethasone và dexamethasone hiệu quả lên tới 70%.

Thuốc có áp dụng đối với các tổn thương khu trú , bạch biến ở trên mặt, cổ, chân tay và các tổn thương có kích thước nhỏ ở trẻ em. 1-2 tháng đầu điều trị nên dùng corticosteroids tác dụng mạnh như clobetasol probiolate, sau đó giảm dần điều trị bằng corticosteroids yếu hơn. Đối với trẻ em và chấn thương lớn hơn nên dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Sau 3 tháng sử dụng cách trị bạch biến này mà không đáp ứng điều trị thì ngừng bôi thuốc.

Lưu ý khi điều trị bạch biến bằng thuốc cần tránh khu vực quanh mắt vì có thể làm tăng nhãn áp.

Ưu điểm của biện pháp này là dễ sử dụng, giá rẻ phù hợp khi bị bạch biến diện tích nhỏ. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là có thể gây teo da, dãn mạch, rạn da. Do đó cần được theo dõi khi sử dụng thuốc chữa bệnh bạch biến.

  • Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ :Thuốc Tacrolimus ointment 0.03 – 0.1 % hoặc Pimercrolimus 1%, bôi 1 ngày 2 lần nhất là ở mặt và cổ. Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất cytokine tại tổn thương bạch biến , làm tăng sự hình thành các tế bào sắc tố, tế bào nguyên tố , yếu tố tế bào gốc. Ở phòng khám đa khoa Đông phương các bác sĩ khi sử dụng thuốc này phối hợp với UVB hay Laser excimer (308nm) để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc không gây teo da, dãn mạch và an toàn với trẻ em hơn so với  corticosteroids

  • Thuốc Calcipotriol tại chỗ: Thuốc Calcipotriol 0.005 % phối hợp với corticosteroid tại chỗ cho cả người lớn và trẻ em để tái tạo sắc tố nhanh hơn và ổn định hơn. Đây là cách điều trị bệnh bạch biến thường được sử dụng

2. Điều trị bệnh bạch biến bằng đông y

  • Dùng hạt tiêu

Để chữa bệnh bạch biến bạn hãy lấy hạt tiêu đen để sống, nghiền nhỏ rồi lấy thêm bột khô để ngâm cùng rượu trắng hay cồn 40 độ. Nhưng khi ngâm bạn nên sử dụng bình hoặc lọ màu tối, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Sau khoảng 4 ngày ngâm, bạn chắt nước ra, tiếp tục trộn với bột thuốc để thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp túc ủ kín trong vòng 8 tiếng tiếp theo cho thuốc ngấu kỹ.

Sau đó bôi hỗn hợp này lên da bị bạch biến, bôi 2-3 lần/ngày.  Mỗi lần cách nhau từ 5 – 8 giờ. Khi đắp lên da bạn để trong khoảng 1h, rồi rửa sạch bằng nước sạch. Tuy nhiên không dùng thuốc chữa bạch biến bôi lên vết thương hở và sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.

  • Dùng hạnh nhân

Hạnh nhân sẽ giúp thổi bay các đốm trắng của bệnh bạch biến.

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì?-hình 3

                           Tìm hiểu về bệnh bạch biến là gì để có cách phòng chữa bệnh hiệu quả.

Cách làm: Bạn hãy lấy hạnh nhân, có vỏ rồi nhai nhỏ, thoa vào vùng da, tóc bị bạch biến vào buổi sáng và buổi tối. Kiên trì sử dụng sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.

  • Dùng nhị tử thang

Nhị tử thang cũng lọt top những vị thuốc chữa bạch biến. Bạn chỉ cần chuẩn bị sa uyển tử, nữ trinh tử, hoàn đương qui, hà thủ ô, bạch tật lê mỗi vị 15g, phúc bồn tử, câu kỉ tử, sinh thục địa, xuyên khung, xích bạch thược mỗi vị 10g, hắc chi ma 10~20g. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào sắc cùng nước, 1 thang/ngày. Cách chữa bệnh bạch biến bằng đông y này rất hữu hiệu

  • Dùng khô phàn, phòng phong

Đây là hai vị thuốc đông y điều trị bệnh bạch biến rất tốt. Hai vị thuốc trên nghiền thành bột. Trộn thành hỗn hợp sền sệt. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy dùng thêm quả dua leo thái lát mỏng rồi chấm vào thuốc và thoa lên vùng da, tóc bị bạch biến. Dùng mỗi ngày 2 lần.

Bệnh bạch biến kiêng ăn gì?- Bệnh bạch biến là gì?

– Kiêng chất béo: các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng làm tình trạng viêm nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến các tổn thương do bệnh dị nám da gây ra lâu lành hơn. Vì thế, người bệnh nên kiêng dùng các loại đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch biến là gì?-hình 4

                                                   Nên kiêng các loại đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

– Kiêng các loại ngũ cốc bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, làm gia tăng nguy cơ phát triển các loại bệnh nhiễm trùng, đồng thời khiến các vết thương lâu lành hơn.

– Nên kiêng ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, những loại hạt cây, sô cô la, mầm lúa mì, yến mạch, bột mì trắng, dừa và gelatin…

– Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia bởi vì rượu, bia sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch làm cho virus lây lan nhanh hơn.

Cùng chuyên mục

Cach tri seo thuy dau hieu qua va nhanh chong ava

Cách trị sẹo thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh và còn nguy cơ vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng dù chữa khỏi thì hậu quả sau đó là sẹo thâm, sẹo lõm sau thủy đậu. Theo chuyên gia sẹo thủy đậu khó điều trị, để điều trị được thì bạn cầ...

Da Liễu

- 19/05/2017

Cach cham soc tre bi thuy dau ava

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng...

Da Liễu

- 19/05/2017

Nhung dieu can tranh khi bi thuy dau ava

Những điều cần tránh khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm do virus gây ra, và cần có nhiều lưu ý, kiêng kị trong quá trình bị bệnh,...do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều cần tránh khi bị bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Da Liễu

- 18/05/2017

Benh thuy dau co lay khong ava

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng n...

Da Liễu

- 18/05/2017

Chua benh thuy dau ava

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứ...

Da Liễu

- 18/05/2017