Điều trị viêm da tiết bã nhờn

Tác giả: Váng cả đầu. Ngày đăng: 06-06-2017

Điều trị viêm da tiết bã nhờn. Làm thế nào để điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt và da đầu hiệu quả? Đây là một bệnh ngoài da xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe mà còn làm mất thẩm mỹ. Vì vậy cần có biện pháp điều trị viêm da tiết bã hiệu quả nhanh chóng. Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn một số cách điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn hiệu quả để các bạn tham khảo áp dụng. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã nhờn là một rối loạn da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Đối với trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã nhờn của da đầu được biết đến như cradle cap. Viêm da tiết bã nhờn cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn không có hại, nhưng nó có thể khó chịu và khó coi. Có thể điều trị viêm da tiết bã nhờn bằng cách công nhận các dấu hiệu và triệu chứng của nó và bằng cách sử dụng một sự kết hợp của các bước tự chăm sóc và thuốc không cần toa.

Nhận biết viêm da tiết bã

Phổ biến các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn bao gồm:

  • Loang lổ rộng hoặc lớp vỏ dày trên da đầu.
  • Vảy màu vàng hoặc màu trắng có thể gắn vào các sợi tóc.
  • Màu đỏ, da nhờn với quy mô không ổn định màu trắng hoặc vàng.
  • Ngứa hoặc đau nhức.
  • Da vảy hoặc gàu.

Viêm da tiết bã nhờn chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, nhưng nó có thể xảy ra giữa các nếp gấp của da và trên da nhiều tuyến dầu. Nó có thể xảy ra trong và giữa lông mày, ở hai bên mũi và phía sau tai, trên xương ức, ở vùng háng, và đôi khi ở nách. Có thể trải nghiệm thời kỳ khi các dấu hiệu và triệu chứng cải thiện xen kẽ với thời gian khi xấu đi. Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã của da đầu được biết đến như cradle cap. Các bản vá lỗi có thể bị dày, màu vàng, cộc cằn hay nhờn. Trong hầu hết trường hợp, điều kiện là không ngứa cho trẻ sơ sinh như nó là dành cho các em lớn hơn hoặc người lớn.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Bệnh viêm da tiết bã nhờn không lây cho người khác mà bệnh chỉ có tác động vào chính họ và lan rông ra toàn thân của họ. Chính vì vậy, người bệnh cũng như người xung quanh không cần lo lắng gì về vấn đề này mà hãy cứ vô tư sống và hoạt động bình thường.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn chỉ làm cho người bệnh rất khó chịu bởi các da bị phát ban, bong tróc, đóng vảy, trên đầu có tế bào chết bong tróc rất nhiều hay còn được gọi là gầu. Hơn nữa là những cảm giác ngứa ngáy khó chịu tác động trực tiếp đên người bệnh. Chính vì vậy, nhiều người để bệnh nặng không chăm sóc cho da làm cho mầm bệnh các nấm men phát triển và các tế bào da bị tổn thương này lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể, toàn thân người bệnh.

Hiện nay người ta chưa đua ra được những nguyên nhân nào chuẩn xác nhưng một nguyên nhân mà người bệnh cần biết liên quan đến vấn đề bệnh viêm da tiết bã nhờn có lây không ở đây đó chính là, yếu tố di truyền. Bởi khi trong một gia đình, khi bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh viêm da tiết bã thì con cháu có nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm da tiết bã là rất cao. Và tỷ lệ này đã lên đến 40% những người mắc bệnh viêm da tiết bã. Bệnh viêm da tiết bã chỉ có thể lây theo con đường di truyền hoặc lan ra toàn thân của người bệnh chứ không hề lây lan sang cho người khác.

Điều trị viêm da tiết bã

1. Chữa viêm da tiết bã bằng đông y

  • Dùng dâu tằm chữa viêm da tiết bã nhờn

Bạn có thể dùng lá hoặc thân cây dâu tằm để chữa viêm da tiết bã nhờn rất hiệu quả mà an toàn cho da. Trong lá cây dâu tằm có chứa chất kháng khuẩn, các loại vitamin và nhiều axit amin giúp làm sạch da, bảo vệ và phục hồi vùng da bị tổn thương. Bạn có thể áp dụng theo 2 cách như sau:

Cách 1: dùng lá cây dâu tằm

Bạn lấy khoảng 100gr lá dâu tươi đem rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 3 lít nước đun rồi nhỏ lửa dần cho đến khi còn còn khoảng 1 lít nước. Dùng nước này để tắm hoặc gội đầu tùy nơi bị viêm da tiết bã kết hợp massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút. Bạn để như vậy thêm khoảng 2 phút nữa thì tắm gội lại bằng nước sạch. Thực hiện như vậy mỗi tuần 2 – 3 lần nhé.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn- hình 2

Điều trị viêm da tiết bã bằng cây dâu tằm

Cách 2: dùng thân cây dâu tằm

Lấy cành dây cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô rồi đốt thành than (lưu ý không nên để than bị nát). Khi than đã nguội thì cho vào chậu nước sạch để qua đêm đến sáng hôm sau thì lọc lấy nước trong đem đun sôi. Để nước nguội rồi bạn dùng để tắm hoặc gội đầu. Sau đó tắm gội lại với nước sạch. Với cách này, bạn cũng nên thực hiện liên tục mỗi tuần từ 2 – 3 lần sẽ mang lại hiệu quả cao.

  •  Dùng mật ong chữa viêm da tiết bã nhờn

Mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất phục hồi làn da, làm giảm các triệu chứng da bong tróc, đỏ da. Bạn có thể áp dụng dùng mật ong theo các cách như sau:

Cách 1: lấy 1 thìa mật ong nguyên chất hòa cùng với nước cất với tỉ lệ 90% mật ong : 10% nước. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị viêm da tiết bã rồi masage nhẹ nhàng, sau đó để im như vậy khoảng 1 tiếng sau thì rửa, gội lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục như vậy 2 – 3 lần mỗi tuần và liên tiếp trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn-hình 3

Dùng mật ong điều trị bệnh viêm da tiết bã

Cách 2: kết hợp dùng mật ong với muối

Bạn trộn đều 2 thìa mật ong nguyên chất với nửa thìa muối bột đã được rang và giã tạo thành hỗn hợp. Sau khi rửa mặt sạch sẽ thì dùng hỗn hợp bôi lên da mặt chỗ bị bệnh và để như vậy khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

  • Dùng dầu dừa chữa viêm da tiết bã nhờn

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các axit amin có tác dụng kháng khuẩn, làm mềm da rất tốt và an toàn. Cách dùng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lất dầu dừa pha với nước như đối với cách dùng mật ong nêu trên để áp dụng lên da bị bệnh trong 4 tuần liên tiếp. Cách đơn giản này sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm da tiết bã, dưỡng ẩm và phục hồi da hiệu quả.

2. Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?

Thuốc điều trị viêm da tiết bã hướng vào việc chống lại các nguyên nhân trên (xem chi tiết các loại thuốc ở dưới).

Thuốc thường dùng ngoài, dưới dạng dầu gội đầu hay dạng bôi trên da, ở nồng đô thấp, ít lần trong tuần, nên ít gây hại. Cần chọn lựa kỹ lưỡng, tránh dùng nhầm qua dạng có nồng độ cao hơn (chỉ dành dùng cho bệnh khác). Với riêng corticoid cần thận trọng, chỉ dùng trên vùng mặt viêm tiết bã khi có chỉ định của thầy thuốc da liễu.

Thuốc kháng viêm:

Viêm da tiết bã vùng da đầu ở người lớn thường khởi đầu điều trị bằng một corticoid hoặc một chất ức chế canxi - thần kinh (cakcineurin) tại chỗ. Chúng thường dùng dưới dạng dầu gội đầu, cream, lotion.

- Dầu gội chứa corticoid: thường dùng loại dầu gội chứa fluocinolon.

- Cream bôi tại chỗ: thường dùng loại cream chứa các chất fluocinolon, betamethason, desonid. Hay dùng nhất là desonid, đó là một corticoid không có fluor (hydroxyprednisolon acetonid) có hoạt tính chống viêm, chống ngứa và ức chế quá trình sinh tổng hợp ở biểu bì và bì rất mạnh. Dùng trong viêm da tiết bã (và một vài bệnh khác như: eczema do tiếp xúc, viêm bì không điển hình liken hóa). Trong viêm da tiết bã thường dùng ở nồng độ thấp (0,05%).

- Chất ức chế calcineurin: thường dùng mỡ tacrolimus, cream pimecrolimus. Các chất này có tính kháng viêm, diệt nấm và không có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của da và teo da như các corticoid. Có khi chúng cũng được dùng kết hợp với corticoid bôi tại chỗ. Hai thuốc này được dùng hàng ngày trong viêm tiết bã ở vùng mặt, vùng tai. Chỉ dùng dưới dạng thuốc bôi. Cần phân biệt với tacrolimus dạng thuốc uống hay truyền tĩnh mạch (dùng với mục đích chống thải loại trong ghép thận).

Thuốc chống nấm:

Thường dùng chất chống nấm phổ rộng ketoconazol (dạng gel), mỗi ngày một lần, kết hợp với corticoid (desonid) mỗi ngày một lần, kéo dài trong hai tuần.

- Dầu gội chứa ketoconazol dùng cho viêm tiết bã da đầu, mỗi tuần dùng 3 lần cream (dạng gel) ketoconazol có thể dùng kết hợp với desonid tại chỗ trong viêm tiết bã da mặt, mỗi ngày một lần, dùng trong 2 tuần.

- Dầu gội selenium sulfid: có tính kháng nấm phổ hẹp. Dùng cho viêm tiết bã da đầu (và bệnh khác như lang ben) với dịch treo có nồng độ thấp 2 - 3%. Cách dùng: dùng nước nóng thấm ướt tóc. Lắc kỹ dịch treo và đổ vào lòng bàn tay 1 - 2 thìa cà phê dịch treo xát nhẹ vào da dầu (không làm dây vào mắt). Để 2 - 3 phút rồi gội đầu bằng nước sạch. Làm lại như trên một lần nữa. Dùng 2 - 3 lần như thế mỗi tuần.

Ngoài các chất trên, có thể dùng các thuốc kháng nấm tại chỗ fluconazol hay ciclopirox hoặc dùng thuốc kháng nấm uống terbinafin.

Chất tiêu sừng

Chất tiêu sừng (keratolytic) là các chất được dùng trong các phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn cổ điển. Đó là những chất có tính tiêu sừng, nhưng không có tính kháng nấm như: acid salicylic, pyrithion. Riêng pyrithion - zinc vừa có tính tiêu sừng, vừa có tính kháng nấm (nhưng không kháng nấm đặc hiệu).

- Acid salicylic: làm tiêu lớp sừng trên da, dùng dưới dạng dầu gội đầu cho viêm da đầu tiết bã mỗi tuần 2 – 3 lần, hay bôi lên viêm da tiết bã ở vùng da khác mỗi ngày 2 - 3 lần.

- Pyrithion - zinc: là dẫn chất mercapto - pyridin. Vừa có tính tiêu sừng vừa có tính kháng nấm. Trong viêm da tiết bã nhờn, dùng dạng dầu gội 1,7%, nên để dầu gội trên tóc ít nhất là 5 phút cho dầu gội thấm vào da đầu, mỗi tuần có thể gội 2 lần. Trong viêm da tiết bã nhờn, dùng dạng nhũ tương 0,5%, mỗi tuần 2 - 3 lần. Loại này có thể dùng cho vùng da mặt nhưng không được làm dây vào mắt.

Viêm da tiết bã nhờn có tần số mắc cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuổi trưởng thành, người có các bệnh thần kinh liên quan. Tuy nhiên, người bệnh ít khám, có khi nhầm là do tuyến bã tăng hoạt động làm cho da nhờn, tự khắc phục tạm thời bằng mỹ phẩm. Đúng ra, bệnh cần được khám tại chuyên khoa da liễu, phải điều trị bằng dược phẩm.

Cùng chuyên mục

Cach tri seo thuy dau hieu qua va nhanh chong ava

Cách trị sẹo thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh và còn nguy cơ vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng dù chữa khỏi thì hậu quả sau đó là sẹo thâm, sẹo lõm sau thủy đậu. Theo chuyên gia sẹo thủy đậu khó điều trị, để điều trị được thì bạn cầ...

Da Liễu

- 19/05/2017

Cach cham soc tre bi thuy dau ava

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng...

Da Liễu

- 19/05/2017

Nhung dieu can tranh khi bi thuy dau ava

Những điều cần tránh khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm do virus gây ra, và cần có nhiều lưu ý, kiêng kị trong quá trình bị bệnh,...do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều cần tránh khi bị bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Da Liễu

- 18/05/2017

Benh thuy dau co lay khong ava

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng n...

Da Liễu

- 18/05/2017

Chua benh thuy dau ava

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứ...

Da Liễu

- 18/05/2017