Những điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng

Tác giả: Mỹ Hanh. Ngày đăng: 07-06-2017

Những điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng. Bệnh vảy phấn hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng Gibert là một thể dạng bệnh da liễu cấp tính. Bệnh có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng sẽ tái phát nhiều lần, khiến bệnh nhân gặp không ít sự bất tiện cũng như làm xuất hiện những tổn thương ngoài da, rất mất thẩm mỹ.

Bệnh vảy phấn hồng- vảy phấn hồng Gibert

Bệnh vảy phấn hồng là một dạng bệnh đặc trưng của bệnh vảy nến với những tổn thương da ở mức lâm sàng là những đốm, mảng da bị đỏ hồng có vảy phấn.

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, thanh niên cả nữ giới và nam giới, nhưng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Bệnh vảy phấn hồng rất lành tính, có thể nhanh khỏi. Ban đầu chỉ là những đốm đỏ hồng ở một vùng da nhất định. Khi tái phát, vảy phấn hồng có thể xuất hiện trên nhiều vùng khác nhau trên khắp bề mặt da.

Những điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng- vảy phấn hồng Gibert

Bệnh vảy phấn hồng gây nên sự ngứa ngáy cho người bệnh rất nhiều, nhất là khi thân nhiệt của người bệnh cao. Và các triệu chứng nổi ban hồng đỏ có vảy phấn. Toàn bộ quá trình phát bệnh, suy giảm chỉ diễn ra trong khoảng 6 tuần.

Do vậy, bệnh không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cho người bệnh.

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Hiện nay, chưa có một kết luận y học nào cho rằng bệnh vẩy phấn hồng là có lây. Tuy nhiên, theo dịch tễ học và hình ảnh lâm sàng còn lưu giữ thì cho rằng từng có thời điểm 2-4 năm ở vùng Transvaal (Nam Phi) có sự lây truyền về căn bệnh tương tự vảy phấn hồng.

Bên cạnh đó, cũng có ghi nhận sự lan rộng dịch ở một số vùng vào những thế kỉ trước. Tuy nhiên, do lúc đó y học chưa phát triển nên chưa có những nhận định hay ghi chép chính thức nào để có thể cho thấy bệnh trạng lúc đó có phải vẩy phấn hồng hay một căn bệnh về da khác. Theo y học hiện đại ngày nay, các công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh và cũng đều chung quan điểm rằng bệnh vẩy phấn hồng không lây nhiễm.

Bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không?

Căn bệnh này không quá nguy hiểm và thường sẽ tự khỏi sau 6 đến 8 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, với những người có làn da hơi sậm màu, sau khi rút, những vết thâm tăng hoặc giảm sắc tố da sẽ vẫn còn trên cơ thể người bệnh.

Làm sao để bệnh vẩy phấn hồng không để lại sẹo?

Thông thường, nếu đi khám, các bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc chống ngứa, kháng sinh, kháng virus,… Những loại thuốc này chỉ nhằm chống viêm nhiễm cho bạn mà không có tác dụng ngăn ngừa sẹo.

Trên thực tế, bệnh vẩy nến phấn hồng có thể tự khỏi. Việc mà bạn cần làm là đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và chăm sóc cho làn da thật tốt để có thể mau chóng phục hồi sức khỏe.

Cần tránh:

- Bụi bẩn, côn trùng cắn những mảng da bị thương tổn

- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời và tia tử ngoại

- Tránh tiếp xúc với hóa chất chứa nhiều kiềm

Nên làm:

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vị trí nổi hồng ban

- Dùng các loại sữa, kem dưỡng da có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa hóa chất

- Sử dụng những chất liệu vải cotton mềm, thấm mồi hôi

- Bổ sung nhiều dưỡng chất như vitamin E, D, C.

Điều trị bệnh vảy phấn hồng

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. -Các thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:

  • Kem, pommade có Steroid. Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.
  • Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy. Polytar bar, SASTID bar.
  • Thuốc kháng histamines. Cetirizine (Zyrtec) ,Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist) , Loratadine (Claritin).
  • Quang trị liệu. Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.

Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.

Bệnh vảy phấn hồng kiêng gì?

Bệnh này sẽ giảm trong 6 – 8 tuần và tự khỏi. Do đó người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, lao động bình thường mà không cần lo lắng. Trong thời gian này bạn có thể chú ý một số vấn đề như:

+ Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và các loại côn trùng.

+ Khi đi ra nắng nên che chắn bằng các loại mũ, nón, quần áo dài tay, đeo kính,…

+ Bạn cũng không nên tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất mà nên mang găng tay.

Những điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng-hình 2

Bệnh vảy phấn hồng kiêng gì?

+ Trong thời gian này cũng nên tránh bia rượu để tránh tái phát bệnh vảy phấn hồng.

+ Nên nghỉ ngơi và lao động hợp lý, tránh căng thẳng.

 

Cùng chuyên mục

Nguyen nhan rung toc ava

Nguyên nhân rụng tóc và cách chữa rụng tóc. Nguyên nhân rụng tóc có thể do di truyền. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, nguyên nhân rụng tóc bất thường lại xuất phát từ nguyên do tình trạng sức khỏe bạn không tốt.

Da Liễu

- 10/07/2017

Benh vang da o tre so sinh ava

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Chứng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh khiến cho bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Có những trường hợp trẻ tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng gây bại não hay tử vong. Đó là vì vàng da là biểu hiện của một số bệnh nguy ...

Da Liễu

- 30/06/2017

Mun thit la gi ava

Tìm hiểu mụn thịt là gì? Cách điều trị mụn thịt. Mụn thịt là gì, tại sao lại bị mụn thịt trên mặt, mụn thịt quanh mắt, mụn thịt ở cổ là điều mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin về cơ bản về mụn thịt, nguyên nhân gây mụn thịt và cách điều trị...

Da Liễu

- 30/06/2017

Benh tay chan mieng o tre em ava

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có khả năn...

Da Liễu

- 30/06/2017

Trieu chung benh lau ava

Tìm hiểu về bệnh lậu và triệu chứng bệnh lậu. Bệnh xã hội từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người bệnh về mức độ nguy hiểm cũng như mức độ lây lan bệnh của nó. Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống con người, thậm chí có ...

Da Liễu

- 30/06/2017