Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa rong kinh dứt điểm

Tác giả: La Cao Hồng Lộc. Ngày đăng: 21-06-2017

Rong kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữa. Bệnh rong kinh gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của các chị em. Vậy rong kinh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các kiến thức cần thiết về triệu chứng này.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh của chị em phụ nữ bị kéo dài bất thường, số ngày ra máu kinh trên 7 ngày thì chính là hiện tượng rong kinh.

Nguyên nhân rong kinh

- Do tử cung, buồng trứng có những tổn thương từ những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u bướu sợi tử cung, ung thư...

U xơ tử cung do rong kinh bạn không nên chủ quan. Biểu hiện là khối u nhỏ, cảm giác đau trằn bụng dưới rối loạn tiêu hóa và rong kinh. Điều trị u xơ tử cung kịp thời sẽ giúp hạn chế tỷ lệ sảy thai, vô sinh.

- Những vấn đề về tâm lý, căng thẳng, áp lực, ăn uống hay do quá trình tập luyện, phẫu thuật, chấn thương…đều cũng có thể gây ra rong kinh cho bạn.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa rong kinh dứt điểm

Rong kinh là gì?

Rong kinh có nguy hiểm không?

Khi bị rong kinh, nhiều chị em nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường và cho rằng do mình căng thẳng, thay đổi môi trường liên tục, dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc tránh thai khẩn cấp..., nên mới bị rong kinh.

Nhưng một số lại khá lo lắng và xin tư vấn của bác sĩ phụ khoa để biết “rong kinh có nguy hiểm không? Tại sao lại bị rong kinh dù vệ sinh sạch sẽ, không quan hệ trong kỳ nguyệt? Và làm thế nào để hết rong kinh?”.

Bản thân rong kinh có thể không gây hại nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một sự rối loạn nào đó trong cơ thể. Và nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa rong kinh dứt điểm

Mệt mỏi vì rong kinh

Rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?                     

Rong kinh ở tuổi dậy thì nhiều người còn gọi là rong kinh tuổi trẻ vì thường xảy ra chậm sau tuổi dậy thì mấy năm. Nguyên nhân thường là rối loạn điều hòa hoóc môn ở vùng dưới đồi - tuyến yên và từ đó ảnh hưởng đến hoóc môn của buồng trứng do cơ thể đang ở giai đoạn trưởng thành.

Điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì chủ yếu là dùng thuốc co tử cung (oxytoxin, ergotamin) và hoóc môn. Về hoóc môn thì cách đơn giản và thuận tiện hơn cả là dùng thuốc tránh thai uống loại viên kết hợp (marvelon, choice, regevidon… ) có bán phổ biến trên thị trường.

Điều trị bằng thuốc không ảnh hưởng gì tới việc thụ thai và sinh con sau này. Việc điều trị rong kinh cần càng sớm càng tốt. Nếu để kéo dài nhiều tháng nhiều năm dẫn đến thiếu máu nặng mới đi khám thì kết quả điều trị rất thấp - vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương khó hồi phục dễ bị rong kinh tái phát nhiều lần, trong tương lai hay bị vô sinh do khó hoặc không phóng noãn.                                        

Rong kinh sau khi mổ phải làm như thế nào?

Trường hợp bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng có tiến triển xấu, lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo, mẹ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Cách chữa rong kinh dứt điểm bằng bài thuốc dân gian

  1. Cây nhọ nồi

Theo Đông y, cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen. Nhọ nồi tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mất máu), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.

  • Cách làm: Hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ, uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai chén, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.
  1. Cây huyết dụ

Huyết dụ là loại cây có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu, thường được các thầy thuốc Đông y dùng để chữa nhiều bệnh trong đó có rong kinh, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều...

  • Cách làm: Dùng 20-25g lá cây huyết dụ tươi, thái nhỏ, sắc với 200ml nước, sắc đến khi cạn còn khoảng 100ml, chia ra uống 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa rong kinh dứt điểm

Cây huyết dụ chữa rong kinh

  1. Cây ngải cứu

Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.

  • Cách làm: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên trì trong 3 – 4 tháng sẽ có hiệu quả.

 

Tags: rong kinh

Cùng chuyên mục

Viem lo tuyen co tu cung la gi ava

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa rất nguy hiểm khi ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì, viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không, biểu hiện của viêm lộ tuyến cố tử cung như thế...

Phụ khoa

- 30/06/2017

Dau hieu u nang buong trung ava

Tìm hiểu dấu hiệu u nang buồng trứng. U nang buồng trứng là loại bệnh thường rất hay gặp ở nữ giới nhất là các chị em trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa. Hãy cùng Finizz tìm hiểu u nang buồng trứng là gì, dấu hiệu u nang buồng trứng, u nang buồng trứng phải, u nang buồng tr...

Phụ khoa

- 30/06/2017

Cach chua viem phu khoa ava

Tìm hiểu cách chữa viêm phụ khoa ở nữ giới. Khi mắc bệnh viêm phụ khoa, vùng kín nữ giới sẽ có một số dấu hiệu viêm phụ khoa điển hình như khí hư bất thường. Dựa vào màu sắc, tính chất của khí hư, các bác sĩ có thể chẩn đoán được nữ giới đang mắc căn bệnh phụ khoa nào từ đó có cách chữa viêm phụ ...

Phụ khoa

- 16/06/2017

Benh viem vung chau ava

Bệnh viêm vùng chậu và dấu hiệu viêm vùng chậu ở nữ giới. Bệnh viêm vùng chậu là bệnh phụ khoa thuộc dạng nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục nữ. Viêm vùng chậu là gì? Dấu hiệu viêm vùng chậu, viêm vùng chậu có nguy hiểm không và cách điều trị viêm vùng chậu như thế nào? Hãy để Finizz giúp bạn hiểu ...

Phụ khoa

- 16/06/2017

Khi hu bat thuong ava

Những điều cần biết về dấu hiệu khí hư bất thường. Khí hư là một chất dịch tiết ra từ vùng kín. Với những chị em có sức khỏe tốt, không mắc bệnh gì, khí hư tiết ra sẽ có màu trắng trong (giống lòng trắng trứng gà), hơi dính, không mùi. Ngược lại, nếu khí hư ra nhiều, với màu sắc, mùi hôi bất thườ...

Phụ khoa

- 16/06/2017